Phát hiện mới về thời điểm hiệu quả vắc xin ngừa Co.vid-19 giảm về 0: Kết quả với AztraZeneca, Pfizer và Moderna

Một nghiên cứu về hiệu quả của vắc xin ngừa Cov.id-19 đã được thực hiện trên 3,6 triệu người và các nhà khoa học đã có những phát hiện về thời điểm vắc xin hết hiệu quả bảo vệ cơ thể.

Một nghiên cứu mới từ Thụy Điển cho thấy vắc xin Co.vid-19 có hiệu quả bảo vệ con người khỏi nguy cơ nhiễm virus, nhập viện và không qua khỏi vì Co.vid-19. Tuy nhiên, hiệu quả này chỉ có thể duy trì đến một thời điểm nhất định.

Nghiên cứu được cực hiện trên hơn 3,6 triệu người ở Thụy Điển đã tiêm ít nhất 1 liều vắc xin AstraZeneca, vắc xin Pfizer – BioNTech và vắc xin Moderna.

Nghiên cứu được công bố trên Preprints with The Lancet – một nền tảng chuyên đăng tải các nghiên cứu khoa học – trong lúc chờ bình duyệt.

Ảnh minh họa

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã thấy những người được tiêm chủng thường có nhiều chẩn đoán bệnh hơn và có trình độ học vấn cao hơn so với nhóm người không tiêm chủng.

Các nhà khoa học cũng phát hiện ra hiệu quả của vắc xin Pfizer chống lại SARS-CoV-2 giảm dần từ 92% ở ngày từ 15-30 sau khi tiêm xuống còn 47% ở ngày từ 121-180 sau khi tiêm. Loại vắc xin này không còn hiệu quả chống lại việc nhiễm Co.vid-19 từ ngày thứ 211 trở đi.

Đối với vắc xin Moderna, sự suy giảm này diễn ra chậm hơn. Vắc xin đạt hiệu quả là 59% từ ngày 181 sau khi tiêm.

Trong khi đó, vắc xin AstraZeneca có hiệu quả thấp hơn và suy yếu nhanh hơn. Loại vắc xin này không còn hiệu quả từ ngày thứ 121 sau khi tiêm.

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu còn phát hiện hiệu quả của vắc xin thấp hơn và suy yếu nhanh hơn ở nam giới và người lớn tuổi. Với nhóm đối tượng này, hiệu quả của vắc xin chống lại nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 thể nặng giảm từ 89% ở ngày thứ 15-30 sau khi tiêm xuống còn 42% từ ngày thứ 181 trở đi.

Theo kết quả nghiên cứu, hiệu quả của vắc xin suy giảm rõ rệt ở nam giới, những người già yếu và người mắc bệnh nền.

Cho đến nay, hiệu quả bảo vệ của các loại vắc xin Co.vid-19 có thể kéo dài trong bao lâu vẫn là một vấn đề mà các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy tác dụng chống lây nhiễm của vắc xin Co.vid-19 giảm trong bối cảnh biến thể Delta lây lan mạnh. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng điều này không có nghĩa là các loại vắc xin hiện nay kém hiệu quả.

Tại Anh các nhà khoa học đã nghiên cứu tác dụng của vắc xin với biến thể Delta theo thời gian. Họ phát hiện ra vắc xin Pfizer giúp ngăn ngừa lây nhiễm đến 90% trong 2 tuần sau liều tiêu thứ 2 và hiệu quả giảm xuống còn 70% sau 5 tháng. Nghiên cứu tương tự cho thấ khả năng bảo vệ của vắc xin Moderna cũng giảm dần theo theo gian. Các nhà nghiên cứu tại Mỹ và Canada cũng đưa ra những nhận định tương tự.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia Anh và Canada, vắc xin Moderna và Pfizer vẫn đạt hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa nhập viện sau vài tháng.

Melissa Higdon, giảng viên Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, cho biết: “Mục tiêu chính của vắc xin Covid-19 là ngăn ngừa triệu chứng nghiêm trọng và nguy cơ tử vong. Chúng vẫn đang làm tốt nhiệm vụ đó”.

https://phunutoday.vn/phat-hien-moi-ve-thoi-diem-hieu-qua-vac-xin-ngua-covid-19-giam-ve-0-ket-qua-voi-aztrazeneca-pfizer-va-moderna-d307280.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *