Bức thư vua Quang Trung gửi cho Càn Long về việc triều cống về những thứ “trên trời”

Bức thư vua Quang Trung gửi cho Càn Long về việc triều cống và nhập cận là một sưu tầm của tác giả Minh Đức để gửi đến bạn đọc. Trong bài viết này, chúng tôi chưa thấy tác giả đưa ra các dẫn chứng sử liệu cụ thể. Tuy nhiên, đây cũng là thông tin quan trọng mà VSGT mong muốn mang đến cho đọc giả, vì vậy hãy tiếp cận nội dung này một cách cẩn trọng. Thân mến!

Càn Long năm thứ 54 [Kỷ Dậu, 1789], ngày 28 tháng Tư

Từ khi bồi thần nước tôi là Vũ Huy Tấn từ cửa quan trở về quốc thành [kinh đô Thăng Long] thuật lại lời dụ của ân công, một là đòi bộc này đến Nam Quan để yết kiến Phúc công (Ý nói Phúc Khang An), hai là thêm vào cống vật của bản quốc bốn con voi, hoặc hai con, không phải là loại voi đánh trận mà là loại voi đã thuần dưỡng, chuẩn bị cho sẵn sàng để tiến cống. (Voi thuần dưỡng để chuyên chở hoặc làm trò khác với loại voi dùng trong chiếп trậп)Phàm là chư hầu thống ngự giang sơn, hẹn nơi mà tương kiến ấy là lễ, lấy sản vật đem tới triều đình cũng là lễ vậy.


Bức thư vua Quang Trung gửi cho Càn Long về việc triều cống và nhập cận

Hai điều ngài dụ xuống là lẽ ấy, quả vì hạ quốc mà ân công chu toàn nên muốn cả tình lẫn văn đều ổn thoả, nghi lễ phương vật đều xong để xin mệnh của hoàng đế. Đáp lại thịnh tâm của chế hiến tôn đại nhân, bộc này quả thật không dám có ý gì khác.Nhưng nay bổn quốc chỉ vừa mới ổn định, binh lính dân chúng cần nghỉ ngơi, từ cửa quan đi đường núi xuống mất đến năm, sáu ngày mới đến được sông Phú Lương [tức Nhĩ Hà].

Sau khi binh lửa rồi nơi nào cũng cây cối rậm rạp, nếu như tôi đi lên cửa quan, ắt phải đem theo nhiều binh sĩ hộ vệ, phá núi khai đường, gặp khe bắc cầu rất hao tổn sức dân, việc cung ứng đi đường cũng thật phiền hà. Do bộc này xin được ân phong mà phải lặn lội sơn khê, phí phạm tài lực dân chúng, trong lòng quả thực áy náy không yên, mong ân công nghĩ đến tình này mà để cho dân hạ quốc không phải mệt nhọc.Còn việc gõ cửa quan để trình bày mọi việc thì tôi đã sai cháu ruột là Nguyễn Quang Hiển thay tôi mà làm lễ đem biểu nhập cận rồi. Một lòng cung thuận, tha thiết chí thành, tuy bộc tôi nay chưa đích thân đến được, thì cháu tôi cũng đã thay mặt đấy thôi chứ nào có lần lữa.

Nếu được các đại phu bỏ qua cho, tôi sẽ hết lòng chí thành mà phụng sự đại hoàng đế như trời, tuy cách xa vạn dặm mà uy nhan thực gần như gang tấc. Nếu như được lượng rộng như bể cả của Phúc công mà chiếu cố để gầy dựng cho bản quốc chỉ còn chưa được đến mạc phủ đâm ra thiếu sót việc trần tình chuyện cũ, ấy cũng đều là ở tấm lòng chí thành chứ không phải vì ngạo mạn mà thác ra như thế.Còn như voi để đáпh trậп thì mong ngài thể lượng cho tìпh hình trong nước mà không đòi tiến cống. Đến như voi đã huấn luyện rồi, ấy là sản vật thường có của phương nam, mong ân công vì bộc này mà ngọc thành cho việc tốt, sau này được liệt vào vương hội thì dẫu có ngọc dạ quang, vải tị hoả tôi cũng tìm cho bằng được để dâng lên.

Bức tranh được cho là vẽ vua Quang Trung (mặc áo vàng) cùng hai bồi thần đang làm lễ bái yết trước vua Càn Long.

Còn như voi đã thuần là chuyện nhỏ, các nước Miến Điện, Nam Chưởng cũng còn có được thì lẽ nào nước tôi lại không có hay sao? Có điều ở bản quốc thì có nhiều voi ở vùng rừng núi tây nam, các giống man Lao, Phàm, Cao, Hợp có, trước đây cũng đã từng thu dụng đến hỏi mua ở những nơi này.

Từ khi binh lửa các nơi ấy cũng không yên, những con voi dùng trong chiếп trậп đều là voi trong các chuồng của họ Trịnh, họ Nguyễn còn lại, tính ra cũng chẳng còn nhiều. Những con voi đó tính tình dữ tợn, bướng bỉnh, phải dùng tượng nô người man, biết cách dùng bùa chú vùng rừng núi thì mới có thể chế phục được. Số voi đó nay đã xua vào trấn giữ biên giới phía nam để khống chế chư man.Bộc này đã đem bản quốc nội thuộc, ấy là phên dậu của thiên triều rồi thì những con voi dùng trong việc binh tuy ở hạ quốc nhưng có khác gì ở thượng quốc. Còn tuần tượng là giống voi không giỏi chiếп đấu, người man dụ được rồi huấn luyện, hiện nay các bộ lạc trong núi như Hạt Xà Kiều, Hạt Xà Đồng, Chiêu Pha Mang, Lộc Quần các tù trưởng đáпh lẫn nhau.

Bản quốc nay mới tạo dựng, việc trong nước còn đang trù tính, đợi các nơi tương đối vững vàng, nhờ vào uy linh thiên triều, sẽ tính đến chuyện các xứ man. Khi đó sẽ sai sứ đến bắt họ vào khuôn phép, rồi sẽ có thể mua được voi để hiến lên.Còn như từ quốc thành trèo non vượt núi để đến các thuộc đỗng thì phải chinh phục các giống sơn man mới có thể lấy, cho nên việc voi thuần dưỡng thực không phải dễ dàng gì mà cũng không gấp được.

Còn nhục quế Ái Châu, từ khi bản quốc có chuyện loạn lạc, các hộ trồng quế không còn chăm lo nên dù tôi đã sức xuống cho các trấn mục, hết sức tìm kiếm trong núi loại thượng hạng, đến khoảng tháng nhuận hạ thì chắc cũng được vài cân sẽ kính cẩn đưa lên thượng hiến để tỏ tấc lòng thành kính.

Ngày xưa đại hiền họ Mạnh [tức Mạnh Tử] có ví cắp núi mà nhảy qua biển để nói về việc khó có thể làm. Mấy điều bộc này trình lên chưa làm được mà ân công đã phí bao tâm sức giúp lại, quả thật là hiệp sơn siêu hải chi sự vậy khiến cho tôi hết sức sượng sùng chỉ biết đem hết tình ghi khắc trong phế phủ, những điều nghi ngại không thể không đưa lên để ngài xem xét.Trông sao Khuê, Đẩu, hương đốt hạ bút, phúc may mong được thấu tường.

Lời bàn:

Sau trậп chiếп xuân Kỷ Dậu, giai đoạn ban đầu khá căng thẳng với nhà Thanh, Càn Long từng gửi thư cho Phúc Khang An đòi trị tội Nguyễn Huệ, và ở vị thế nước lớn, nhà Thanh đưa ra khá nhiều yêu sách đòi Tây Sơn phải thi hành để “bình thường hóa quan hệ” như:

– χử tộɨ người đã gɨết tướng nhà Thanh

– Đòi cống voi

– Đòi cống người vàng

– Đòi đất địa phận 40 dặm sông Đổ Chú và một số mỏ biên giới Vân Nam

Ở phía Tây Sơn, trước sức ép của nhà Thanh, Nguyễn Huệ tuy phúc đáp rất mềm mỏng nhưng đều khéo léo khước từ các yêu sách này, nhất là những yêu sách ảnh hưởng đến cương thổ quốc gia, chỉ nói một cách chung chung về việc trách phạt, lập đền thờ cho quân Thanh tử trận, còn đất thì không cho 1 mẩu nào mà sau này còn đòi xin lại 7 châu Hưng Hóa đã mất từ thời trước nhưng không được chấp thuận.

Nỗ lực đòi 7 Châu Hưng Hóa đã tiếp diễn từ các đời Trịnh, Tây Sơn và cả nhà Nguyễn sau này nhưng đều không thành công.

Duy Phan – 29/11/2020

Nguồn:
Minh Đức / ‎Hội những người thích tìm hiểu Lịch Sử.
Bức thư vua Quang Trung gửi cho Càn Long về việc triều cống

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *