Đón Tết nay, ngẫm về Tết xưa

Tết – gắn liền với bản sắc văn hóa, các giá trị truyền thống của dân tộc. Tết cổ truyền của người Việt mang đặc trưng văn hóa, phong tục tập quán và cả cội nguồn nền văn minh lúa nước của người Việt. Mặc dù vậy, trải qua các giai đoạn phát triển của đất nước, Người Việt cũng đã bao lần sàng lọc, lựa chọn những gì thuộc về giá trị vĩnh cửu, loại bỏ dần những hủ tục lạc hậu, để Tết cổ truyền vừa gần gũi, vừa phù hợp với đời sống vật chất, tiпh thân của người Việt hôm nay.

Dù cách đây 2-3 chục năm, nhưng có lẽ trong ký ức của những đứa trẻ như tôi hồi đó, thì nay vẫn còn vẹn nguyên những cái tết mang đặc trưng của vùng nông thôn Bắc Trung bộ

Tết năm nào cũng mưa rả rích và lạnh cóng. Có lẽ do hồi đó biến đổi khí hậu không như bây giờ, tết trùng với mùa đông nên rét là đương nhiên. Hơn nữa đời sống còn thiếu thốn, việc trang bị các điều kiện chống rét cũng không được đầy đủ.

Đàn cháu tíu tít vây quanh nồi bánh chưng… (Nguồn: Internet)

Trong cái rét co ro, bên bếp lửa củi được mỗi nhà chuẩn bị kỹ lưỡng trước đó cả tháng, nồi bánh chưng sôi bốc hơi nghi ngút, cảm giác Tết đã về và sự ấm áp sum vầy rất rõ trong mỗi nhà, mỗi người.

Dù khó khăn đến đâu, thì cái đầu tiên mỗi nhà phải chuẩn bị cho tết chính là gói và nấu bánh chưng, bánh tét. Sự khá giả hay nghèo túng được thể hiện qua nồi bánh. Người khó khăn thì gói 5kg, người khá hơn thì 10kg, thậm chí có nhà 15 đến 20 kg nếp.

Tết xưa không thể thiếu việc gói bánh chưng… (Nguồn: Internet)

Phiên chợ ngày cận tết không thể không tìm mua lá dong. Một không khí háo hức trong lũ trẻ mỗi nhà chính là lau chùi lá dong, sạch sẽ, khô ráo để bố mẹ gói bánh. Đối với người Việt, quan niệm Tết là sự khởi đầu cho một năm mới, vì thế những những điều không hay của năm cũ cần được tẩy rửa sạch sẽ.

Bếp núc, xoong nồi, những đồ dùng hàng ngày và cả nhà cửa đều phải lau chùi, trang hoàng tươm tất, dù chỉ là quét vôi lại, dựng cây nêu, treo vài 3 câu đối, hay một nhánh đào được xin từ vườn ai đó. Nhà khá hơn tí có thể treo lên bàn thờ tổ tiên hay trên nhành đào dây bóng điện nhấp nháy cho vui mắt.

Còn với chị em, tất bật gồng gánh cả dàn xoong nồi ra sông cọ rửa. Ngày trước, chủ yếu đun bằng bếp củi nên nồi niêu xoong chảo nhuộm một màu đen nhánh của nhọ than. Người người, nhà nhà giặt giũ, lau chùi sôi nổi, nhộn nhịp, không khí tết tràn ngập cả bờ sông.

Những người nông dân gồng gánh hàng ra chợ bán. (Nguồn: Internet)

Trong tôi chắc chẳng bao giờ quên được những phiên chợ Tết, những phiên chợ vào những năm mà việc buôn bán, đốt pháo nổ đang tự do, chưa hề bị cấm kỵ. Háo hức đi chợ Tết, công việc của những đưa trẻ như tôi chính là ngồi trông làn/mủng cho mẹ vào mua đồ. Nhấp nha, nhấp nhổm, hiếu kỳ những cũng sợ hãi khi người ta thử pháo, chẳng may pháo nổ làm cháy cái áo mới mẹ sắm để mặc Tết. Những hàng tranh, vài 3 câu đối dạng như: Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/ Cây nêu đèn pháo bánh chưng xanh…bày bán khắp cả bờ mương và đường xuống chợ.

Phiên chợ Tết quê xưa. (Nguồn: Internet)

Đó là những ngày trời không mưa phùn, còn nếu trời mưa rả rích, đi được phiên chợ Tết thì người cũng lấm lem bùn đất. Mặc dù vậy, cải cảm giác Tết đến, cái hương vị Tết cổ truyền nó hòa quyện vào không gian sống những ngày đó, khiến cho ai nấy, nhất là lũ trẻ thật sự háo hức, mong chờ. Nói cho cùng, hồi đó mọi thứ đều khó khăn, Tết dẫu sao cũng sẽ có bánh, có thịt, có ăn uống đủ đầy hơn ngày thường. Dù đơn giản, dù nghèo khó nhưng ít ra cũng có vài cái kẹo nuga, kẹo hoa quả, dăm ba hạt mứt lạc….nhà ai thật sự khá giả, có người thân thoát ly thì có thêm hộp mứt dừa. Trẻ con háo hức cũng là chuyện thường tìпh.

Dù có nghèo đến đâu, Tết cũng phải có mâm cỗ. (Nguồn: Internet)

Đêm 30, đêm giao thừa, nhà nhà nổ pháo, nhà nhà làm mâm cúng gia tiên. Vẫn nhớ như in những đêm giao thừa nhặt pháo, mệt lã rồi ngủ thiếp đi, 12h đêm, bố mẹ thực dậy để đón thời khắc quan trọng nhất của năm: thời khắc giao thừa, bỏ lại năm cũ bước sang năm mới với những mong ước giản dị và trong trẻo.

Có một điều thực sự rất đặc biệt của Tết xưa, tết ở vùng nông thôn nghèo khó, dù khổ cực thế nào thì mấy ngày tết chỉ có ăn vận quần áo đẹp rồi tụ tập hội hè vui chơi. Từ sáng mồng một Tết ở sân đình đã đông đúc người. Những trò chơi dân gian như cờ tướng, cơ gánh, tam cúc, tú lơ khơ, và thậm chí cả xóc đĩa cũng được người người, từ già tới trẻ hưởng ứng rất nhiệt tìпh. Rất vui. Rõ ràng cờ bạc là pɦạm pɦáp, thế nhưng hồi đó dường như nó đơn thuần chỉ là trò chơi ngày tết với dăm ba đồng bạc lẻ, không có sát phạt hay cá cược như bây giờ biến tướng thành một tệ.nạn xã hội.

Hình ảnh một đám rước làng quê Việt Nam năm 1989. (Nguồn: Internet)

Nghĩ về Tết xưa, nhiều điều khiến chúng ta nuối tiếc, nhưng cũng có những cái thực sự thời gian, tư duy và cách nghĩ mới đã được người Việt mạnh dạn cởi bỏ. Có lẻ bất cứ người phụ nữ nào khi nói về Tết xưa đều không quên nhắc tới những ngày dài quẩn quanh trong bếp với nồi niêu bát đĩa, mâm bàn cúng đơm.

Ngày nào cũng thế, từ 30 đến ít nhất mồng 3 tết, các mẹ, các chị lọ mọ nấu mâm cúng. Bêp lửa khi tắt khi đỏ bởi củi ướt, những bát cơm, chén chè, những đĩa thịt lợn đông đặc mỡ và lạnh ngắt cứ xới ra, lại trút vào ngày 3 bận sáng, trưa, tối. Khách khứa viếng thăm không kịp chào hỏi, những ngày giờ nghỉ tết trôi đi nặng nề trong bếp với bộ mặt nhem nhuốc nhọ nồi. Vậy nhưng nay, ở nhiều vùng, phong tục cúng nhiều ngày, và ngày nhiều bận này đã không còn.

Tiếng pháo nổ đì đùng là những âm thanh không thể thiếu của Tết xưa. (Nguồn: Internet)

Ngày nay, sự bận rộn của công việc, cuộc sống hiện đại, hối hả, tất bật hơn, dù vật chất đủ đầy nhưng Tết đã mất đi cái nét thuần Việt, cái nét văn hóa dân gian qua mỗi phong tục. Nói khác đi, linh hồn của tết cổ truyền dân tộc đang dần bị mai một bởi thời gian, bởi sự hòa nhập, giao thoa văn hóa Đông – Tây, và quan trọng là cách nghĩ, cách làm của người Việt bây giờ đã khác xưa rất nhiều.

Những người viết chữ đầu năm Tết xưa. (Nguồn: Internet)

Và dù thế nào thì Tết vẫn là nơi hội tụ những tiпh hoa văn hóa dân tộc, là biểu tượng rõ nhất cho một nền văn minh lúa nước của người Việt. Vì vậy, dù hội nhập, hòa nhập như thế nào thì Tết cố truyền của dân tộc cũng cần được giữ gìn, phát huy, vì đó là những ngày sum vầy, đoàn viên của người Việt.

Duy Phan – 07/01/2021

Bài viết được tham khảo:
Đón Tết nay, ngẫm về Tết xưa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *