Ca khúc nổi tiếng “Về đây nghe em” chính thức được đề thêm tên tác giả nhạc sĩ Trần Quang Lộc bị công khai chỉ trích

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc (1949 -2020), sinh ra tại vùng đất anh hùng Gio Linh – Quảng Trị. Vào năm 20 tuổi ông theo học âm nhạc tại trường Quốc gia âm nhạc Huế. Bắt đầu sáng tác vào năm 1960 đến nay ông đã có một số ca khúc nổi tiếng như : Về đây nghe emEm còn nhớ Huế khôngCó phải mùa thu Hà NộiChợt nghe em hátÁo hoa…Hầu hết các tác phẩm của ông đều mang âm hưởng quê hương.

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc

Rõ nét nhất chính là ca khúc “Về đây nghe em” được viết vào khoảng năm 1969-1970. Thời điểm mà Sài Gòn đang vào gai đoạn cao trào của chiến tranh. Ngày thì ông đi học, tối lại đánh đàn cho các quán Bar kiếm sống. Sài Gòn vào giờ giới nghiêm chỉ còn lại quân lính Mỹ trên đường phố. Tâm trạng nhạc sĩ lúc bấy giờ cảm thấy nhớ quê hương day dứt nên đã viết nên ca khúc “Về đây nghe em”.

Bài hát được rất nhiều ca sĩ nổi tiếng từ Bắc đến Nam lựa chọn biểu diễn, ngay cả trong các cuộc thi ca hát lớn trên sóng Truyền hình cũng được các thí sinh chọn trình diễn. Cũng chính vì thế mà trong 50 năm qua bài hát đã sống mãi với thời gian cho tới tận bây giờ.

Vào năm 1999 nhà thơ A Khuê đã công khai lên tiếng chỉ trích nhạc sĩ Trần Quang Lộc về việc đã phổ nhạc bài thơ “Về đây nghe em” của ông nhưng lại không đề tên ông vào tờ nhạc và cũng không chia sẻ cho ông tiền tác quyền. Trong giới văn nghệ trước năm 1975 ai cũng biết về tập thơ Vàng Bay của A Khuê được NXB Da Vàng Đà Nẵng ấn hành. Trong tập thơ ấy có bài thơ “Về đây nghe em”. Sau nhiều lần phản ánh trên các trang mạng thì cuối cùng bài hát “Về đây nghe em” cũng đã được đề thêm tên của nhà thơ A Khuê.

Nhà thơ A Khuê

Nhà thơ A Khuê tên thật là Hoàng Văn Phúc (1948-2009) vừa là một nhà thơ và nhạc sĩ . Sinh ra tại Hải Dương trong gia đình có truyền thống âm nhạc. Cha là nghệ sĩ dương cầm Hoàng Liêu, còn anh trai là nhạc sĩ Hoàng Lương. Bút danh A Khuê được lấy từ tên bạn gái cũ của ông.

Dù cuộc sống túng thiếu, khó khăn nhưng máu nghệ sĩ trong con người ông vẫn không ngừng chảy. Khi chuyển về sống ở Bình Phước ngoài sáng tác ông chẳng biết phải làm gì, mọi thu nhập trong gia đình đều do vợ ông lo liệu từ nghề nấu rượu.

Theo lời kể của một người bạn ông : khi cho ra đời tập thơ “Vàng bay” xuất bản năm 1970 ông phải bán chiếc xe máy để có tiền in thơ. Còn tập thơ “Lùa bò trong sương” cũng là do bạn bè ông góp tiền giúp ông in ấn. Đời nghười nghệ sĩ cho dù cuộc sống có khó khăn đi chăng nữa cũng quyết sống mãi với đam mê của mình. Cũng may là ông gặp được người vợ biết cảm thông chia sẻ để ông có thể yên tâm sáng tác.

Phù Sa

08/12/2020

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *