Mộng Tuyền một trong những “tứ đại mỹ nhân” xứ Sài Thành thập niên 1975

Khởi nghiệp với cải lương nhưng điện ảnh mới là nơi đưa cái tên Mộng Tuyền chạm đến đỉnh cao của danh vọng. Tên của bà đã gắn liền với nhiều bộ phim đình đám trước năm 1975.

Kim Loan (Mộng Tuyền) được mỹ hiệu Ảnh hậu sân khấu của nhật báo Trắng Đen (trước năm 1975) do độc giả, khán giả và các nhà báo uy tín bầu chọn. Mộпg Tuyềп, cô đào thành công vang dội trên sân khấu và màn ảnh trước 1975 nhưng đi quá nửa đời ngưuời vẫn chưa tìm được cho mình một hạnh phúc đích thực. Dẫu vậy, người phụ nữ hồn nhiên này vẫn dám sống hết mình với nghệ thuật. Ở tuổi 64,  bà vẫn quyết định làm liveshow cải lương tại Cần Thơ.

Sinh năm 1947 tại Cẩn Thơ, Kim Loan tham gia ca hát từ những ngày còn rất nhỏ, tính đến nay đã hơn 50 năm ăn cơm nghệ thuật. Năm cô 11 tuổi, Kim Loan theo học cổ nhạc với sự chỉ bảo và dạy dỗ của thầy nhạc Ba Cứ. Kim Loan xem vợ chồng thầy Ba Cứ như là ba mẹ  nuôi của mình. Cô bé Kim Loan cùng thầy rong ruổi trên những nẻo đường quê hương Cần Thơ, Vĩnh Long vừa học nghề vừa đi hát kiếm tiền gởi về giúp đỡ gia đình.

Năm 1961, Kim Loan đầu quân cho đoàn Hoa Sen tại Sài Gòn của ông bầu Bảy Cao. Còn nhỏ, chân mang giày cao gót hơn cả tấc, ngực độn cả lớp mút cho giống thiếu nữ, tập quan sát các đàn chị như Diệu Hiền, Ánh Hồng để hóa thân vào các vài người lớn, Kim Loan đã diễn xuất tròn vài Huyền trong vợ Nhà chợ một đêm mưa – vai diễn đã đưa Kim Loan bước ra ánh sáng sân khấu nơi đô thành. Năm 1962, Kim Loan đầu quân cho đoàn Phương Nam và thành công khi thủ vai Xuân Hoa trong tuồng Đông về lạng xác hoa và Phương Loan trong vở Nửa kiếp oan thù.

Năm 1963, được sự dẫn lối của soạn giả Nguyễn Phương, bà bầu Thơ đã mời Kim Loan về đoàn Thanh Minh – Thanh Nga diễn chung với Thanh Nga, Ngọc Giàu, Bích Sơn… Khi ấy đoàn Thanh Minh – Thanh Nga là môi trường vô cùng khắc nghiệt, Kim Loan phải cạnh tranh với một Thanh Nga tài sắc và một Ngọc Giàu hát hay, diễn giỏi. Tuy nhiên, cũng chính môi trường khắc nghiệt này đã giúp cô bé Kim Loan được rèn giũa cả về ca lẫn diễn tạo tiền đề quan trọng để trở thành ngôi sao tài sắc lưỡng toàn sau này.

Bước ngoặt sự nghiệp của Kim Loan đến khi được chọn thay thế Ngọc Giàu đảm nhận vai vũ nữ Thu Lan trong vở Phu tử tòng tử. Thu Lan chính là vai diễn bản lề giúp Kim Loan bước vào con đường thênh thang. Khi ấy, Kim Loan mới chỉ là cô bé 15 tuổi và để hóa thân thành một vũ nữ cha của bà đã phải đưa con gái đến các quán bar để xem cách ăn nói, đi đứng, hút thuốc, uống rượu… của các cô vũ nữ. Bà đã quan sát và “học” tất cả để khi lên sân khấu mỗi bước đi, mỗi cái phẩy tay, cách nốc rượu… đều đúng kiểu của vũ nữ thứ thiệt. Nhờ vai diễn xuất sắc này mà Kim Loan được trao giải Thanh Tâm.

Cùng với nữ minh tinh Thẩm Thúy Hằng, Thanh Nga, Kiều Chinh… Mộпg Tuyềп được xem là đại diện của “nhan sắc Sài thành”. Vẻ đẹp trong sáng, thơ ngây của Mộпg Tuyềп được người ta ví như một làn gió mới tươi mát, như con suối nhỏ nên thơ. Khi ngắm Mộng Tuyền người ta nghĩ đến viên kẹo ngọt mềm mại và ai cũng muốn chiếm hữu.

Nói về Mộng Tuyền, soạn giả Nguyễn Phương, người đã góp phần đưa cô tỏa sáng đã dành cho bà nhiều mỹ từ. Với ông, Mộпg Tuyềп là một nữ nghệ sĩ tài sắc, đẹp một cách tự nhiên. Với phong cách dịu hiền của người phụ nữ miền sông nước Hậu Giang, Mộng Tuyền chẳng những chinh phục được sự ái mộ nồng nhiệt của khán giả bốn phương, mà còn nhận được thương yêu chân tình của các thế hệ nghệ sĩ đứng chung trên sân khấu.

Sau khi thành danh ở sân khấu cải lương, cuối năm 1966, Kim Loan bắt đầu lấn sân nghệ thuật thứ 7. Đây cũng là thời điểm bà đổi nghệ danh từ Kim Loan sang Mộng Tuyền. Nói về việc đổi nghệ danh sau khi đã có được dấu ấn sâu sắc trong lòng công chúng, nghệ sĩ мộпg Tυyềп tâm sự, bà không hề muốn đổi, nhưng sau cuộc trò chuyện với cha, bà đã thuận theo lời ông. “Ba tôi rất kiên quyết, ông nói tên của tôi là do ba đặt nên có quyền lấy lại. Ba thích tên này, nó gần gũi, dễ thương hơn, còn tên Kim Loan là con chim vàng nhưng rồi cũng sẽ bay đi và tôi cũng vậy. Ba sợ một ngày nào đó tôi sẽ bay đi. Vậy là tôi trở thành Mộng Tuyền cho đến ngày hôm nay”, bà tâm sự

Xuất hiện lần đầu tiên trên màn bạc trong bộ phim hành động 11 giờ 30 của đạo diễn Lê Hoàng Hoa, nhan sắc của Mộng Tuyền đã tạo được dấu ấn đặc biệt. Chỉ sau lần chạm ngõ ấy, Mộng Tuyền-cô gái sở hữu nhan sắc rạng ngời, tươi tắn đã nhận được sự yêu mến, ngưỡng mộ của công chúng. Ngay lập tức, bà được người ta trao cho những mỹ từ để ca tụng nhan sắc và đưa vào danh sách những mỹ nhân nức tiếng của Sài Gòn lúc bấy giờ.

Năm 1971, Mộng Tuyền cùng La Thoại Tân, Huy Cường, Thanh Lan xuất hiện trong Gánh hàng hoa của đạo diễn Lê Mộng Hoàng. Đây là một trong những phim màu màn ảnh rộng, hình ảnh và chất lượng thuộc hàng tốt nhất của miền Nam khi ấy. Đây là một bộ phim ghi điểm son cho мộпg Tυyềп trong nghề điện ảnh. Đạo điễn Lê Hoàng Hoa, người mời Mộng Tuyền tham gia phim ảnh đầu tiên nhận xét : “Vẻ đẹp trong sáng của cô là một làn gió mới tươi mát, là con suối nhỏ nên thơ cho màn ảnh Sài Gòn”. Giai đoạn 1975-1985, bà vẫn là một gương mặt sáng của nền điện ảnh trong nước. Những vai diễn của мộпg Tυyềп trong Cô Nhíp (năm 1976), Trang giấy mới (năm 1979), Tình yêu của em (năm 1982),… đều được công chúng đón nhận nồng nhiệt.

 

Khởi nghiệp với cải lương nhưng điện ảnh mới là nơi đưa cái tên Mộng Tuyền chạm đến đỉnh cao của danh vọng. Tên của bà đã gắn liền với nhiều bộ phim đình đám trước năm 1975.

Không chỉ thành công ở sân khấu cải lương, màn ảnh rộng, cô còn được coi là “Nữ hoàng trẻ” của làng đĩa nhựa. Với bản tân cổ giao duyên Thầm kín, Mộng Tuyền đã lập kỷ lục về doanh số bán ra thời bấy giờ. Trong những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, Mộng Tuyền là một trong những giọng ca tân cổ giao duyên ăn khách nhất.

Tuy là một bóng hồng hương sắc, nhưng nữ nghệ sĩ мộпg Tυyềп kém may mắn trong đường tình duyên. Lúc trẻ, nhiều soạn giả, công tử, đại gia, thiếu gia… kể cả những “ông lớn” theo đuổi “người đẹp Tây Đô” này. Sau biến cố Tết Mậu Thân, Mộng Tuyền lên xe hoa với Đại tá quân đội của chế độ cũ Nguyễn Văn Nam. Cuộc hôn nhân đầu tiên ngay trong ngày thành hôn trở thành nỗi ám ảnh không ngờ với một cô gái trinh trắng 21 tuổi. Cô sống bên chồng với lòng biết ơn, sự trung thành, hy sinh. Thời gian này, Mộng Tuyền thường đi nhà thờ Fatima vì cô đau khổ trước những đớn đau của cuộc đời mà khi còn là một cô đào hát trinh nguyên, Tuyền không bao giờ biết được.

“Năm Mậu Thân 1968, thiết quân luật, 6 giờ chiều đã đóng cửa không cho ra đường, мộпg Tυyềп không đi hát được đành phải lấy chồng để có tiền nuôi đại gia đình mấy chục con người. Nghệ sĩ hồi đó không khôn lanh như bây giờ, làm hôm nay tiêu hết hôm nay, nghỉ hát bữa nào đứt tiền bữa đó, dù catse đóng phim và đi hát được rất nhiều tiền. Chồng của Tuyền là quan chức, trước khi cưới, ông ta đã cho Mộng Tuyền một cặp táp samsonite tiền, tới 10 triệu đồng. Vàng hồi đó có 3.000 đồng một lượng, nói vậy mới thấy 10 triệu đồng lớn tới cỡ nào. Tuyền để lại tất cả tiền bạc lại cho cha mẹ, kéo theo cả đàn em qua sống nhà chồng. Tuyền không có tình yêu nhưng có sự biết ơn”, Cô tâm sự.

Cuối 1973, trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đúng 18 tháng, Mộng Tuyền lặng lẽ âm thầm dắt các em rời khỏi mái nhà chung sống với chồng, cô không về nhà ba mẹ mà thuê một căn hộ cao cấp nằm trên đường Mạc Đĩnh Chi ngày nay để sống cùng các em.

Sau năm 1975, Mộng Tuyền sống như vợ chồng với bầu Xuân đoàn Dạ Lý Hương, rồi sau đó cả hai lặng lẽ chia tay mà phần thua thiệt và mang tiếng, người đẹp này cam phận lãnh một mình. Sau đó, мộпg Tυyềп lấy một thương gia, cô cùng chồng sang Pháp sinh sống. Họ kinh doanh đồ cổ tại quận 13, Paris. Cuộc hôn nhân này tan vỡ, cô ở một mình. Tình yêu tưởng như đã chết trong tim của người nghệ sĩ xinh đẹp, nhưng rồi chị lại gặp người chồng hiện tại và theo chồng sang Úc sinh sống.

Nguồn bài viết tham khảo:

Tin mới : https://www.tinmoi.vn/doi-tram-luan-cua-hoa-hau-cai-luong-mong-tuyen-011479744.html

Vietnamnet : https://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/menh-doi-lan-dan-cua-dao-hat-mong-tuyen-14450.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *