Làng hoa Sa Đéc thời xưa: khu vực trọng yếu một thời của Tây Nam Bộ

Sau nhiều năm phát triển, thành phố Sa Đéc, một trong những đô thị lâu đời tại tỉnh Đồng Tháp, trở thành trung tâm giao thương kinh tế, văn hoá quan trọng của miền Tây Nam Bộ.


Tu viện Chúa Quan phòng, ngày nay nằm trên đường Nguyễn Sinh Sắc. Các sơ nơi đây ngoài các công việc khác còn nhận trông giữ trẻ.

Đặc sản của Sa Đéc ai cũng phải nhớ như ..

Hủ tiếu Sa Đéc
Bún cá
Nem Lai Vung
Lẩu gà nòi
Bánh phồng tôm
Bánh tráng sữa
Phở bò Sa Đéc


Rạch Cái Sơn, ngày nay đã được kè ở cả hai bên bờ và vẫn có nhiều tàu bè qua lại.

Sa-Đéc thời nhà Nguyễn.

Trước khi chúa Nguyễn khai phá miền đất phía Nam, Sa Đéc thuộc đất Tầm Phong Long của Thủy Chân Lạp, với tên gọi nguyên gốc là Phsar Dek, nhiều người cho rằng Sa Đéc theo tiếng Khmer nghĩa là “chợ sắt”, tuy nhiên Sơn Nam và nhiều nhà nghiên cứu khác không chắc chắn lắm với luận điểm này, lại có quan điểm cho rằng nguyên gốc tên gọi Phsar Dek là tên một vị thủy thần Khmer, khoảng cuối thập niên 1750, Chúa Nguyễn thành lập năm đạo ở miền Tây Nam Bộ, để bảo vệ cho Dinh Long Hồ trong đó có Đông Khẩu Đạo là thành phố Sa Đéc và một số huyện lân cận.


Trên đường Nguyễn Huệ, ngày nay, vẫn còn giữ được rất nhiều ngôi nhà xưa, điển hình nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê, nhân vật trong truyện “Người tình” rất nổi tiếng của nhà văn Marguerite Duras.

Trong một thời gian dài, Sa Đéc từng là một trong những khu chợ sung túc nhất ở phía Nam.

Năm 1832, sau khi Lê Văn Duyệt qua đời, vua Minh Mạng chia lại miền Nam thành ngũ trấn gồm lục tỉnh.

Khi đó Sa Đéc lại thuộc phủ Tân Thành, tỉnh An Giang, vào thời nhà Nguyễn, vùng đất huyện Châu Thành và thành phố Sa Đéc ngày nay ban đầu thuộc địa bàn các tổng An Hội, An Mỹ, An Thạnh, An Trung cùng thuộc huyện Vĩnh An, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang.


Một góc khác nhìn về bờ kè đường Nguyễn Huệ, ngày nay là khu vực chợ đêm Sa Đéc.

Năm 1839, đặt thêm huyện An Xuyên thuộc phủ Tân Thành do tách ra từ huyện Vĩnh An. Từ đó, các tổng An Thạnh và An Trung thuộc huyện Vĩnh An; các tổng An Hội và An Mỹ thuộc huyện An Xuyên. Năm 1836, các tổng An Hội, An Mỹ, An Thạnh, An Trung có các thôn trực thuộc như sau:
==========
1. Tổng An Hội gồm 5 thôn: An Tịch, Sùng Văn, Tân Lâm, Tân Quy Đông, Tân Xuân.

2. Tổng An Mỹ gồm 7 thôn: An Thuận, Phú An, Phú Hựu, Phú Nhơn, Tân An Đông, Tân Hựu, Tân Nhơn.

3. Tổng An Thạnh gồm 7 thôn: Hội An, Mỹ An, Tân An Trung, Tân Đông, Tân Khánh, Tân Khánh Tây, Tân Mỹ.

4. Tổng An Trung gồm 6 thôn: Bình Tiên, Tân Phú, Tân Phú Đông, Tân Phú Trung, Tân Quy Tây, Vĩnh Phước.

 Thời Đông Dương

Sau khi chiếm hết được toàn bộ Nam Kỳ vào năm 1867, người Pháp dần xóa bỏ tên gọi tỉnh An Giang cùng hệ thống hành chính phủ huyện cũ thời nhà Nguyễn, đồng thời đặt ra các hạt Thanh tra, lúc bấy giờ, hạt Thanh tra Tân Thành được thành lập trên địa bàn phủ Tân Thành, tỉnh An Giang cũ, trụ sở đặt tại Sa Đéc, lúc đầu, hạt Thanh tra tạm gọi tên theo tên các phủ huyện cũ, sau mới đổi tên gọi theo địa điểm đóng trụ sở, về sau, hạt Thanh tra Tân Thành cũng được đổi tên thành hạt Thanh tra Sa Đéc,ngày 5 tháng 1 năm 1876, hạt Thanh tra Sa Đéc đổi thành hạt tham biện Sa Đéc.


Khu vực bờ sông Sa Đéc (thuộc phường 4) có nhiều ngôi nhà cổ được xây từ thời Pháp thuộc, ngày nay là khuôn viên của Cao đẳng nghề Đồng Tháp.

Theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 20 tháng 12 năm 1889 đổi tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900, tỉnh Sa Đéc được thành lập trên cơ sở đổi tên hạt tham biện Sa Đéc trước đó.

Tỉnh lỵ Sa Đéc ban đầu đặt tại làng Vĩnh Phước thuộc quận Châu Thành (kể từ năm 1924). Sau này, thực dân Pháp hợp nhất 6 làng Tân Quy Đông, Tân Quy Tây, Tân Hưng, Tân Phú Đông, Vĩnh Phước và Hòa Khánh lại thành một làng lấy tên là Tân Vĩnh Hòa, từ đó, tỉnh lỵ Sa Đéc thuộc địa bàn làng Tân Vĩnh Hòa, thời Đông Dương ,làng Vĩnh Phước và sau đó là làng Tân Vĩnh Hòa vừa đóng vai trò là quận lỵ quận Châu Thành và là tỉnh lỵ tỉnh Sa Đéc.


Bờ kè đường Nguyễn Huệ, phường 1, một thời là chợ trái cây, sau là chợ cá.

Từ ngày 9 tháng 2 năm 1913 đến ngày 9 tháng 2 năm 1924, tỉnh Sa Đéc bị giải thể, toàn bộ diện tích tỉnh bị sáp nhập vào tỉnh Vĩnh Long, sau năm 1924, tỉnh Sa Đéc được tái lập với 3 quận trực thuộc quận Châu Thành: tức thành phố Sa Đéc, một phần huyện Châu Thành và các vùng lân cận, trong đó có một phần huyện Lấp Vò ngày nay nằm dọc theo sông Tiền Quận Cao Lãnh: tức thành phố Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh và một phần huyện Tháp Mười ngày nay ,Quận Lai Vung: tức huyện Lai Vung ngày nay và các vùng lân cận, tháng 6 năm 1951, thị xã Sa Đéc thuộc tỉnh Long Châu Sa, đến tháng 10 năm 1954, tỉnh Long Châu Sa lại chia làm 3 tỉnh là Sa Đéc, Châu Đốc, Long Xuyên như cũ.

 Thời Việt Nam Cộng Hòa.

Năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa bỏ tỉnh Sa Đéc, phần bắc tỉnh này ở bờ trái (bờ bắc) sông Tiền nhập vào tỉnh Kiến Phong, phần nam tỉnh này ở bờ phải (bờ nam) sông Tiền (giữa sông Tiền và sông Hậu, gồm các huyện Lai Vung, Lấp Vò, Châu Thành, thị xã Sa Đéc) nhập vào tỉnh Vĩnh Long.

Quận Châu Thành thuộc tỉnh Sa Đéc cũ được đổi tên thành quận Sa Đéc thuộc tỉnh Vĩnh Long, lúc này, xã Tân Vĩnh Hòa (sau năm 1956 các làng gọi là xã) chỉ còn giữ vai trò là quận lỵ quận Sa Đéc, đến ngày 24 tháng 9 năm 1966, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tái lập tỉnh Sa Đéc.


Đình thần Vĩnh Phước, được xây dựng vào năm 1807, thờ quan Thượng đẳng thần Tống Phước Hoà. Mặc dù đã qua nhiều lần trùng tu, đến nay đình vẫn giữ được nét cổ kính mang nét riêng của đình Nam Bộ, ngoại trừ việc khuôn viên đã trồng nhiều cây xanh hơn và có nhiều dây điện xung quanh.

Tỉnh Sa Đéc mới tách ra từ tỉnh Vĩnh Long, chỉ gồm phần đất nằm giữa hai con sông Tiền Giang và Hậu Giang, với diện tích khoảng 900 km², khi đó, quận Sa Đéc lại đổi tên thành quận Châu Thành như cũ, ngày 14 tháng 3 năm 1968, quận Châu Thành lại bị đổi tên thành quận Đức Thịnh.


Chợ thực phẩm nhìn từ phía phường 4, bên cạnh sông Sa Đéc, ngày nay vẫn là một đầu mối giao thương quan trọng của cả tỉnh Đồng Tháp.

Tỉnh lỵ tỉnh Sa Đéc khi đó có tên là “Sa Đéc”, về mặt hành chánh vẫn thuộc xã Tân Vĩnh Hòa, trong giai đoạn 1966-1975, xã Tân Vĩnh Hòa vẫn tiếp tục vừa đóng vai trò là quận lỵ quận Châu Thành (sau năm 1968 là quận Đức Thịnh) và là tỉnh lỵ tỉnh Sa Đéc, trong thời kỳ từ năm 1956 ngay sau khi đặt chân tới Việt Nam ,quân đội Hoa Kỳ đã chọn Sa Đéc là một khu vực quân sự chính trị quan trọng của Hoa Kỳ cùng Quân Lực Việt Nam Cộng hòa nhằm ngăn chận sự xâm lăng của vc cùng với một căn cứ tọa lạc tại trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp ngày nay.


Chùa Bà Thiên Hậu (tên đầy đủ là Thất Phủ Thiên Hậu cung) do những người Hoa ở Sa Đéc xây dựng năm 1867. Ngày nay, chùa nằm trên đường Trần Hưng Đạo, gần như vẫn giữ được kiến trúc cũ và được biết đến là chùa Bà đẹp nhất miền Tây.

Duy Phan – 02/11/2020

Bài viết được tham khảo:
Hình Ảnh Sa Đéc Ngày Xưa Cách Đây 150 Năm
Hình ảnh độc đáo Sa Đéc xưa và nay
Hình ảnh độc đáo Sa Đéc xưa và nay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *