Tiền thân các trường khối Đại học Quốc gia TP.HCM

Bạn đã bao giờ tự hỏi Đại học Quốc gia TP.HCM được thành lập nhử thế nào chưa? Hãy cùng điểm qua tiền thân của các trường trước khi quyết định thành lập khối này nhé.

Đại học Bách Khoa

Đại học Bách Khoa là một trong hai ngôi trường tiền thân là cơ sở thành lập khối Đại học Quốc gia. Tiền thân của Đại học Bách Khoa khi mới thành lập mang tên Trung tâm Kỹ thuật Quốc gia Phú Thọ (1957) gồm 4 trường thành viên: Cao Đẳng Công Chánh, Cao Đẳng Điện Lực, Quốc Gia Kỹ Sư Công Nghệ và Việt Nam Hàng Hải.

Trong quá trình phát triển và phân tách, một số trường/khoa trở thành các trường quen thuộc như ngày nay:

Trường đại học Kỹ Thuật (ngày nay là đại học Bách Khoa TP.HCM)
Trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn (ngày nay là đại học Nông Lâm)
Trường Đại học Giáo dục Thủ Đức (nay là trường đại học Sư phạm Kỹ thuật)

Sau này tuy Nông Lâm và Sư phạm Kỹ thuật không tham gia vào khối Đại học Quốc gia, nhưng ba trường đại học này vẫn là “đồng môn xa” và có sự gắn kết đặc biệt với nhau.

Đại học Tổng hợp

Cũng giống như đại học Bách Khoa, Đại học Tổng hợp cũng là một ngôi trường tiền thân của Đại học Quốc gia ngày nay. Ngôi trường này được thành lập vào năm 1976 bằng việc sắp nhập đại học Văn khoa Sài Gòn và đại học Khoa học Sài gòn. Sau này hai người anh em này được tách ra thành Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn và đại học Khoa học Tự nhiên.

Chính thức thành lập ngày 1/12/1976 theo quyết định số 950/QĐ của Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp trên cơ sở hợp nhất Đại học Văn khoa và Đại học Khoa học (Viện Đại học Sài Gòn), Trường Đại học Tổng hợp TP. HCM đảm nhận việc đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học tự nhiên và xã hội, đào tạo giảng viên giảng dạy khoa học cơ bản cho các trường trong khu vực.

Trường gồm 16 khoa: Toán, Vật lý, Hóa, Sinh, Địa lý, Địa chất, Ngữ văn, Lịch sử, Triết học, Kinh tế, Thư viện, Ngữ văn Anh, Ngữ văn Pháp, Ngữ văn Nga, Đông Phương học và bộ môn Luật. Ngoài ra, trường còn có 7 trung tâm nghiên cứu khoa học – dịch vụ và sản xuất. Trong gần 20 năm tồn tại (1977-1995), Trường Đại học Tổng hợp TP. HCM chính là cái nôi đào tạo hàng ngàn nhà khoa học trẻ trên hai lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và là một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học cơ bản lớn nhất ở phía Nam, có mối quan hệ với hàng chục trường đại học, viện và tổ chức giáo dục trên thế giới.

Phân rã, kết hợp thành khối Đại học Quốc gia

Đại học Quốc gia TP.HCM được thành lập năm 1996 sau khi đại học Bách Khoa và đại học Tổng hợp được tách ra. Một số trường được chọn đặt nền móng cho khối ĐHQG . Đến năm 2001 được quyết định tổ chức lại gồm 7 trường thành viên:

Đại học Khoa học Tự nhiên (1941): Sau nhiều lần tách, nhập. Đến năm 1996, đạo học Khoa học Tự nhiên chính thức trở thành một thành viên của khối ĐHQG.
Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn (1957): Cũng giống như đại học Khoa học Tự nhiên, năm 1996 đại học KHXH – NV chính thức trở thành thành viên của khối.
Đại học Bách Khoa TP.HCM (1976): Tiền thân là trường đại học Kỹ Thuật.
Đại học Quốc tế (05/12/2003)
Đại học Kinh tế – Luật (24/03/2010): Tiền thân là khoa Kinh tế ĐHQG
Đại học Công nghệ Thông tin (08/06/2006)
Đại học An Giang (1999): Ngày 8/12/2016 chính thức trở thành thành viên khối Đại học Quốc gia.
Khoa y (23/06/2009)

Ngoài ra, ĐHQG TPHCM còn có các Viện/Trung tâm và các Đơn vị trực thuộc, có thể kể đến:

Viện Môi trường – Tài nguyên: nghiên cứu giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Viện Xuất sắc John von Neumann (JVN) : nghiên cứu, đào tạo chuyên sâu về Khoa học Dữ liệu, Tài chính Định lượng, Sáng tạo cách tân. Viện tập trung nghiên cứu vào các lĩnh vực nghiên cứu đem lại hiệu quả cao.
Viện Đào tạo Quốc tế (IEI)
Viện Quản trị Đại học
Viện Công nghệ Nano
Trung tâm Đại học Pháp – ĐHQG TPHCM (PUF-HCM)
Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế vi mạch (ICDREC)
Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu cấu trúc Nano và Phân tử (INOMAR)
Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh
Trung tâm Đào tạo Tiền tiến sĩ
Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo
Trung tâm Quản lý Nước và Biến đổi Khí hậu (WACC)
Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ
Trung tâm Quản lý Ký túc xá
Trung tâm Dịch vụ và Xúc tiến đầu tư
Trung tâm Quản lý và Phát triển khu đô thị
Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục
Phân hiệu Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại Bến Tre
Trường Phổ thông Năng khiếu
Khoa Chính trị – Hành chính
Thư viện Trung tâm
Nhà Xuất bản
Khu Công nghệ Phần mềm
Quỹ KH&CN
Quỹ Phát triển
Văn phòng chương trình Tây Nam Bộ
Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ

Ngày nay, ĐHQG TPHCM đang nỗ lực để hình thành một đại học quốc gia mang bản sắc và văn hóa riêng biệt, lấy những giá trị cơ bản của con người làm nền tảng cho sự phát triển bền vững; đồng thời là nơi nuôi dưỡng những ước mơ, hoài bão được tự do trao đổi, khám phá, sáng tạo khoa học và học tập suốt đời.

Duy Phan – 26/11/2020

Bài viết được tham khảo:
Tiền thân các trường khối Đại học Quốc gia TP.HCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *