Xứ sở Dừa Việt Nam: lý do tại sao gọi là Bến Tre mà không gọi là bến dừa

TP. Bến Tre qua nhiều biến cố lịch sử, cư dân từ miền Trung vào lập nghiệp khai khẩn, định cư sinh sống. Đến ngày 1-1-1900, Toàn quyền Bon Dumer đổi sở Tham biện Bến Tre thành tỉnh Bến Tre. Đến nay được 119 năm (1900 – 2019), đô thị loại II TP. Bến Tre sẽ xếp trong nhóm 45 đô thị loại II, I và đặc biệt của quốc gia, có vai trò và ảnh hưởng không chỉ là đô thị tỉnh lỵ mà còn liên vùng các tỉnh.

Nguồn gốc tên gọi Bến Tre ngày nay:

Bến Tre ngày xưa, theo cuốn “Monographie De La Province De Bến Tre” của tác giả Ménard in năm 1903, người Khơme gọi là Xứ Tre vì các giồng xứ này tre mọc rất nhiều, sau đó người dân lập chợ buôn bán và gọi là chợ Bến Tre, gọi tắt của bến xứ tre


Bến phà Hàm Luông, phía Cầu Bắc (Thanh Tân, Mỏ Cày), những năm 2000

Lịch sự hình thành và phát triển:

Trước năm 1975

Từ năm 1757, Bến Tre được gọi là Tổng Tân An thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ.


Cầu Bến Tre (mà thường bị gọi nhầm là cầu Cái Cối), nhìn về Bùng Binh, khoảng những năm 90

Đời vua Minh Mạng, miền Nam Việt Nam chia làm sáu tỉnh Vĩnh Long, Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, An Giang và Hà Tiên. Đất Bến Tre bây giờ là phủ Hoàng Trị gồm các huyện Tân Ninh, Bảo An, Bảo Hậu và trực thuộc tỉnh Vĩnh Long. Tỉnh Bến Tre vốn là một phần của dinh Hoằng Trấn lập ra năm 1803, năm sau đổi là dinh Vĩnh Trấn. Năm 1808 dinh này lại đổi là trấn Vĩnh Thanh.


Một quán nước xưa tại Bến Tre

Năm 1832, cù Lao An Hóa với hai tổng Hòa Quới và Hòa Minh nằm trong huyện Kiến Hòa.

Năm 1844,vua Minh Mạng bỏ trấn lập tỉnh, đất Bến Tre là hai phủ Hoằng An và Hoằng Trị, thuộc tỉnh Vĩnh Long.


Tấm chụp cầu Cái Cối nhỏ phía trong, do phóng viên của tờ LIFE – Mỹ chụp

Thời Pháp thuộc, Ngày 15 tháng 7 năm 1867 thành lập hạt (Sở tham biện) Bến Tre. Ngày 4 tháng 12 năm 1867, tách hai huyện Tân Minh và Duy Minh của hạt Bến Tre thành lập hạt Mỏ Cày, lỵ sở đặt tại chợ Mỏ Cày. Ngày 5 tháng 6 năm 1871, hạt Bến Tre bị giải thể, nhập địa bàn vào hạt Mỏ Cày.


Vườn dừa, thời Pháp

Ngày 2 tháng 11 năm 1871 dời lỵ sở từ chợ Mỏ Cày về chợ Bến Tre nên đổi tên thành hạt Bến Tre. Ngày 16 tháng 3 năm 1872, hạt Bến Tre nhận thêm 2 tổng Minh Chánh và Minh Lý từ hạt Vĩnh Long.


Trường Mỹ Hóa, khoảng năm 1992

Ngày 25 tháng 7 năm 1877, tổng Minh Chánh bị giải thể, nhập phần đất phía Tây kinh Giằng Xây của tổng này vào tổng Minh Thuận cùng hạt. Hạt (sở tham biện) Bến Tre vào thời gian này có 21 tổng.


Phong cảnh xứ dừa, thời Pháp, đây là một trong những bức ảnh rất hiếm

Theo Nghị định ngày 22 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đổi tên tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt (Sở tham biện) Bến Tre trở thành tỉnh Bến Tre (chỉ gồm có cù lao Bảo và cù lao Minh, có bốn quận: Châu Thành, Ba Tri, Mỏ Cày và Thạnh Phú; đến năm 1948 cù lao An Hóa thuộc Mĩ Tho mới được chính quyền cách mạng nhập vào phần đất Bến Tre).


Cầu Rạch Miễu ở huyện Châu Thành

Năm 1912, tỉnh thành lập 4 quận là Ba Tri, Sóc Sải, Mỏ Cày, Thạnh Phú. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1927, quận Sóc Sải được đổi tên thành quận Châu Thành. Từ ngày 22 tháng 10 năm 1956, tỉnh Bến Tre đổi tên thành tỉnh Kiến Hòa và gồm 9 quận là Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Đôn Nhơn, Giồng Trôm, Hàm Long, Hương Mỹ, Thạnh Phú, Trúc Giang. Tỉnh lị tỉnh Kiến Hòa đổi tên là Trúc Giang.


Cồn Quy

Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi tỉnh Kiến Hòa mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Bến Tre.

Sau 1975

Tháng 2 năm 1976, tỉnh Kiến Hòa đổi thành tỉnh Bến Tre. Tỉnh Bến Tre có thị xã Bến Tre và 7 huyện: Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Thạnh Phú.

Ngày 9 tháng 2 năm 2009, chia huyện Mỏ Cày thành hai huyện: Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam.

Ngày 11 tháng 8 năm 2009, chuyển thị xã Bến Tre thành thành phố Bến Tre.

Tỉnh Bến Tre có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thành phố Bến Tre và các huyện: Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú.

Ngày 13 tháng 2 năm 2019, thành phố Bến Tre được công nhận là đô thị loại II.

Duy Phan – 04/11/2020

Bài viết được tham khảo:
Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh thành ở Việt Nam
Hoài niệm Bến Tre xưa qua 200 bức ảnh cổ
Thành phố Bến Tre xưa và nay
Bến Tre

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *