Đảo ngọc Phú Quốc: qua những thăng trầm của lịch sử vẫn bình yên đến lạ

Cộng đồng cư dân đảo Ngọc có lẽ bắt nguồn từ những năm thời nhà Mạc (khoảng nửa cuối thế kỷ 18). Sau một nửa thế kỷ với những thăng trầm của lịch sử hình ảnh Phú Quốc đã có rất nhiều thay đổi.

Phú Quốc còn được mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 589,23 km²

Thị trấn Dương Đông, tọa lạc ở phía tây, là huyện lỵ của huyện đảo. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thành phố Hà Tiên 45 km. Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang bao gồm cả huyện này được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Từ thế kỷ thứ V TCN, con người bắt đầu xuất hiện ở Phú Quốc, mang đặc trưng của văn hoá Óc Eo, không có dấu hiệu người Khmer ở đây.

Năm 1671, một người Hoa tên Mạc Cửu (Mạc Kính Cửu), quê ở Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, phái đoàn Mạc Cửu đổ bộ lên một vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Sau khi dò hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn liền tìm đường đến Oudong xin tị nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn.


NGẮM HOÀNG HÔN RỰC RỠ Ở DINH CẬU

Năm 1680, Mạc Cửu lập ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau. Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng

Năm 1708, Mạc Cửu liên lạc được với Chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu.

Năm 1714, Mạc Cửu xin làm thuộc hạ của chúa Nguyễn và được phong chức tổng binh cai trị đất Căn Khẩu.

Năm 1724, Mạc Cửu dâng luôn toàn bộ đất đai và được phong làm đô đốc cai trị lãnh thổ Căn Khẩu, đổi tên thành Long Hồ dinh.

Từ 1729, Long Hồ dinh nổi tiếng là vùng đất trù phú nhất vịnh Thái Lan.

Năm 1735, Mạc Cửu mất, con là Mạc Sĩ Lân, sau đổi thành Mạc Thiên Tứ, được phong làm đô đốc, kế nghiệp cha cai trị Long Hồ dinh. Gia đình họ Mạc được Ninh vương Nguyễn Phúc Chú nâng lên hàng vương tôn. Long Hồ dinh đổi tên thành Hà Tiên trấn.

Năm 1739, Mạc Thiên Tứ lập thêm bốn huyện: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (Bắc Bạc Liêu).

Năm 1755, Nặc Nguyên nhờ Mạc Thiên Tứ dâng chúa Nguyễn lãnh thổ hai phủ Tầm Bôn (Tân An) và Lôi Lập (Gò Công) để được về Nam Vang cai trị.


Đảo ngọc Phú Quốc từ trên cao

Năm 1758, chúa Nguyễn đưa Nặc Tôn (Ang Ton II) lên làm vua và được tặng thêm lãnh thổ Tầm Phong Long (Châu Đốc và Sa Đéc). Nặc Tôn tặng riêng Mạc Thiên Tứ lãnh thổ 5 phủ miền đông nam Chân Lạp: Hương Úc (Kampong Som), Cần Bột (Kampot), Châu Sum (Chân Sum có thể là Trực Sâm, Chưng Rừm (Chhuk nay thuộc tỉnh Kampot, Chân Sum cũng có thể là phủ Chân Sum (còn gọi là Chân Chiêm) nằm giữa Châu Đốc và Giang Thành, nay là vùng Bảy Núi An Giang (nơi có núi Chân Sum).), Sài Mạt (Cheal Meas hay Banteay Meas) và Linh Quỳnh (Kiri Vong).

Năm phủ này là vùng duyên hải (ven bờ Vịnh Thái Lan) từ Srae Ambel tỉnh Koh Kong (tức Cổ Công, giáp với vùng người Thái (Xiêm La) kiểm soát) cho đến Mang Khảm (Peam), bờ đất liền đối diện phía Đông Bắc đảo Phú Quốc, đã được Mạc Thiên Tứ dâng hết cho Võ vương Nguyễn Phúc Khoát. Võ vương sáp nhập tất cả các vùng đất mới vào trấn Hà Tiên, giao cho Mạc Thiên Tứ cai trị.

Năm 1770, nhà truyền giáo Pierre Pigneu de Béhaine (Bá Đa Lộc) đặt chân lên Phú Quốc và xác nhận cư dân ở đây sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, không sử dụng tiếng Khmer.

Năm 1822, đại sứ nước Anh John Crawfurd trên hành trình đi sứ Xiêm và Cochin China [Việt Nam] đã ghé thăm và khám phá đảo Phú Quốc. Ngày 13 tháng 3 năm 1822, Crawfurd neo tàu để lên hòn đảo lớn nhất ở hướng tây bắc. Đảo này có nhiều người sinh sống, họ mến khách và họ toàn là người Cochin China.

Thời Pháp thuộc, Pháp đặt Phú Quốc làm đại lý hành chính, thuộc hạt thanh tra Kiên Giang, rồi Rạch Giá. Ngày 1 tháng 8 năm 1867, Phú Quốc thuộc hạt Hà Tiên. Ngày 25 tháng 05 năm 1874, Pháp thành lập hạt Phú Quốc, bao gồm các đảo nằm trong khu vực 100°Đ – 102°Đ và 9°B – 11°30’B. Đồng thời, Pháp còn mở cảng Dương Đông cho tàu thuyền các nước vào buôn bán.

Trước ngày giải phóng miền Nam, dân số Phú Quốc lúc bấy giờ còn vô cùng thưa thớt với chỉ khoảng 5000 người nhưng sau năm 1975 phong trao phát triển kinh tế mới đã mang tới cho Phú Quốc sự phát triển nhanh chóng và tính tới năm 2003 dân số trên đảo đã đạt 80.000 dân.

Trước năm 1975 đảo Phú Quốc cũng như những miền quê khác sau giải phóng đều còn nghèo và hoang sơ. Sự hoang sơ đó càng được thể hiện rõ trên hòn đảo xa xôi. Những ngồi nhà lá liêu xiêu, nhưng con thuyền thúng bên dòng sông Dương Đông như phần nào thể hiện cuộc sống của cư dân lúc bấy giờ.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Phú Quốc là một huyện thuộc tỉnh Kiên Giang, gồm thị trấn Dương Đông và 3 xã: Cửa Dương, Dương Tơ, Hàm Ninh.

Ngày 4 tháng 5 năm 1975, một toán quân Khmer Đỏ đột kích đảo Phú Quốc. Ngày 10 tháng 5 năm 1975, Khmer Đỏ dùng tàu đổ bộ LSM và 3 tàu tuần tra PCF đưa quân đánh chiếm đảo Thổ Châu, dồn hơn 500 người dân Việt Nam trên đảo đưa về Campuchia và tàn sát toàn bộ. Ngày 27 tháng 5 năm 1975, hải quân nhân dân Việt Nam giải phóng đảo Thổ Châu.


Dinh Cậu

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, chia xã Cửa Dương thành hai xã Cửa Dương và Cửa Cạn, chia xã Dương Tơ thành hai xã Dương Tơ và An Thới, đổi tên xã Hàm Ninh thành xã Bãi Bổn.

Ngày 24 tháng 04 năm 1993, thành lập xã Thổ Châu trên cơ sở quần đảo Thổ Châu, thành lập xã Bãi Thơm từ một phần các xã Cửa Dương và Cửa Cạn, đổi lại tên xã Bãi Bổn thành xã Hàm Ninh.

Ngày 18 tháng 3 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 23-CP, chia xã Cửa Cạn thành hai xã Cửa Cạn và Gành Dầu.

Năm 1999, Chính phủ Vương quốc Campuchia và Chính phủ Việt Nam thống nhất về đường Brevie và Phú Quốc thuộc chủ quyền Việt Nam.

Ngày 11 tháng 2 năm 2003, Chính phủ Việt Nam lại ban hành Nghị định 10/2003/NĐ – CP, giải thể xã An Thới để thành lập thị trấn An Thới và xã Hòn Thơm. Như vậy, huyện Phú Quốc có 2 thị trấn và 8 xã như hiện nay.

Ngày 17 tháng 9 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1676/QĐ-TTg công nhận huyện đảo Phú Quốc là đô thị loại II

Mọi thứ đã dần thay đổi khi sân bay Phú Quốc được đưa vào hoạt động sau đó các chính sách định hướng phát triển đảo Ngọc thành đặc khu hành chính kinh tế đã khiến Phú Quốc vươn mình mạnh mẽ.

Các tập đoàn lớn như Sun Group, Vingroup, Bim, CEO… đã đồng hành cùng đảo ngay ngay từ những thời gian đầu phát triển và cho tới nay chỉ sau chưa tới 5 năm những tập đoàn vừa có tâm vừa có tầm đó đang thay đổi hoàn toàn đảo ngọc, biến Phú Quốc thành trung tâm du lịch hàng đầu Việt Nam chỉ đứng sau Quảng Ninh và Đà Nẵng 2 trung tâm du lịch với hàng chục năm phát triển du lịch trước đó.


Đảo Ngọc Phú Quốc

Duy Phan – 30/10/2020

Bài viết được tham khảo:
Phú Quốc – Đảo ngọc bình yên
ĐẢO NGỌC PHÚ QUỐC XƯA VÀ NAY
Phú Quốc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *