2 biểu hiện khi ngủ nhiều người cho là bình thường, đi khám bác sĩ lại bảo: Ung thư rồi

Thông thường khi bị ung thư người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng như ho dai dẳng, chán ăn, sụt cân, đầy bụng hay xuất hiện u cục trên cơ thể.

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp phát hiện mình mắc ung thư nhờ biểu hiện bất thường khi ngủ đấy các mẹ ơi!

Như trường hợp của cô Zhang (ở Trung Quốc) đã phát hiện bản thân bị mắc ung thư phổi do thường xuyên gặp tình trạng khó ngủ và mất ngủ vào ban đêm đấy ạ.

Câu chuyện của cô Zhang thế này, ban ngày cô đi làm cả ngày tới tận tối mới về, nhưng gần đây cô luôn gặp phải tình trạng không thể ngủ được.

Nhiều đêm chợp mắt được một lát lại bị tỉnh giấc giữa đêm, nhưng đáng sợ hơn là cô không thể ngủ trở lại được cho tới khi trời sáng phải dậy để đi làm.

Tuy nhiên cứ nghĩ biểu hiện khó ngủ hay thức giấc giữa đêm này chỉ khiến bản thân mệt mỏi chứ không vấn đề gì nên cô Zhang không để ý nhiều. Cho tới một ngày đột nhiên cô phát hiện ra mình bị đau tức ngực và tình trạng này ngày càng nghiêm trọng.

Lúc này cô mới chịu tới bệnh viện khám, kết quả siêu âm, chụp chiếu và xét nghiệm cho thấy cô bị ung thư phổi, nên bác sĩ đề nghị cần phẫu thuật càng sớm càng tốt.

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Vì sao ung thư có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ như tình trạng của người phụ nữ trong câu chuyện trên?

Điều này là do tình trạng ung thư của người bệnh khi không được phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời, thì các tế bào ung thư sẽ ngày càng phát triển trong cơ thể.

Trong khi tế bào ung thư cần chất dinh dưỡng để phát triển, vì vậy chất dinh dưỡng trong cơ thể con người sẽ bị chúng lây đi, từ đó dẫn đến việc cơ thể gặp phải các triệu chứng như suy dinh dưỡng và sụt cân.

Và khi tế bào ung thư tiếp tục phát triển không ngừng, sẽ di căn sang các bộ phận khác và tạo ra các cơn đau, sốt ho… từ đó khiến cho giấc ngủ của người bệnh bị xáo trộn, khó ngủ và thường thức giấc vào ban đêm.

Còn với những người bệnh vừa tiếp nhận đợt điều trị cũng sẽ bị suy giảm chất lượng giấc ngủ. Lý do vì bệnh nhân sau hóa trị sức khỏe thường yếu hơn, đồng thời người bệnh cũng có tâm lý hoang mang, trầm cảm, stress, khiến cho tâm trạng nặng nề, từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Vậy nên, người nhà cũng cần luôn sát cánh và động viên, an ủi để người bệnh cảm thấy ấm áp, giải tỏa tâm lý căng thẳng. Còn với bác sĩ cũng có thể trao đổi với bệnh nhân nhiều hơn, thông báo quá trình điều trị bệnh để bệnh nhân yên tâm.

Cụ thể, 2 biểu hiện thường thấy khi ngủ cảnh báo cơ thể có tế bào ung thư như sau:

Biểu hiện thứ nhất: Không ngủ được, thường xuyên mất ngủ

Không ít người bệnh khi ở giai đoạn đầu ung thư thường gặp phải triệu chứng này. Lúc này người bệnh làm thế nào cũng không ngủ được, nhất là khi khối ung thư bị phá hủy trong cơ thể, sẽ khiến cho cơ thể đau nhức, lại càng khó ngủ.

Điều này là bởi ung thư phá hủy hoạt động bình thường của cơ thể, khi ung thư xảy ra sẽ khiến cơ thể bị hành hạ, người bệnh khó ngủ là điều không thể tránh khỏi.

Vậy nên khi đột nhiên thấy mình thường xuyên khó ngủ và mất ngủ, đừng phớt lờ và cho rằng đây chỉ là bệnh vặt, hãy đến bệnh viện kiểm tra vì đây có thể là dấu hiệu của ung thư, để được điều trị kịp thời.

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Biểu hiện thứ 2: Ngủ mê mệt, không muốn dậy

Ngược lại với biểu hiện đầu tiên là khó ngủ và hay tỉnh giấc, thì người bị ung thư cũng có thể gặp phải triệu chứng là thích ngủ và không muốn dậy.

Nguyên nhân của tình trạng này là do tế bào ung thư trong cơ thể người bệnh hoành hành, sẽ hút hết chất dinh dưỡng từ cơ thể người bệnh, đồng thời phá hủy các mô nên cơ thể sẽ không chịu nổi, mệt mỏi liên tục.

Trong giai đoạn này, người bệnh cảm thấy ăn không đủ, mà ngủ cũng không yên. Khi các tế bào ung thư di căn thì càng trở nên nghiêm trọng hơn, não bộ sẽ bị ảnh hưởng và xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, buồn ngủ.

Vì vậy muốn tránh xa sự hành hạ của căn bệnh ung thư thì ngay từ bây giờ bạn phải thay đổi trạng thái cảm xúc, phát triển tích cực hơn, giữ thái độ tốt. Vận động nhiều, khỏe mạnh, hệ miễn dịch mạnh thì ung thư không có cơ hội thích hợp tìm đến cửa. Cải thiện giấc ngủ Không đi ngủ quá muộn, thức khuya, thức đêm, đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng và nghỉ ngơi hợp lý.

Nguồn: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *