Bị tố ‘gian lận trong nghiên cứu’: GS Phaɴ Thaɴh Sơɴ ɴam xiɴ lỗɨ

GS.TS Phaɴ Thaɴh Sơɴ ɴam đã “thành thật xiɴ lỗɨ” sau khi bị tố “gian lận kết quả nghiên cứu bằng cách tái sử dụng cùng một phổ cho nhiều bài báo khác nhau không liên quan”.

GS Phaɴ Thaɴh Sơɴ ɴam được vinh danh trong top 100 nhà kɦoa ɦọc hàng đầu châu Á của tạp chí Asian Scientist năm 2018 – Ảnh chụp màn hình

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 9-3, GS Phaɴ Thaɴh Sơɴ ɴam – – trưởng khoa kỹ thuật hóa học Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) – cho biết: “Có 4 bài (bài báo kɦoa ɦọc do nhóm nghiên cứu của GS Sơn Nam công bố – PV) bị nhầm, đang lặp lại thí nghiệm để đăng đính chính. Làm thực nghiệm mà nhiều người cùng làm thì thế nào cũng có sai sót đâu đó. Sai chỗ nào thì làm lại thí nghiệm để sửa thôi”.

Sai thì phải tự sửa

Trước đó, chiều 8-3, trên Facebook cá nhân, GSPhaɴ Thaɴh Sơɴ ɴam đã cung cấp thêm thông tin và chính thức “xiɴ lỗɨ cộng đồng”.

GS Phaɴ Thaɴh Sơɴ ɴam Nam viết: “Chuyện bài báo này có hình ảnh hay dữ liệu giống bài báo khác trong chính nhóm của mình, kể cả trong phần SI là sai. Xưa nay mình vẫn nhắc nhở học trò mình rằng chuyện này là sai. Nhóm mình đã sai thì phải tự sửa lại cho đúng…

Với tư cách là trưởng nhóm nghiên cứu và là người có kiểm tra lần cuối bài báo, mình thành thật xiɴ lỗɨ cộng đồng vì nhóm mình đã để xảy ra chuyện này.

Cá nhân mình thành thật xiɴ lỗɨ vì không đủ kiến thức và kỹ năng cũng như đã không tổ chức nhóm nghiên cứu thật tốt để ngăn chặn những lỗi nói trên. Cá nhân mình cũng thành thật xin lỗi vì đã không hướng dẫn học trò kỹ hơn nữa”.

Trong suốt tháng 2-2021, một tài khoản mang tên Phanthanhsonbac đã tiến hành 13 lượt sửa đổi trang Wikipedia về GS Sơn Nam, đưa nhiều thông tin cáo buộc giáo sư này “gian lận kɦoa ɦọc”, “ngụy tạo kết quả”.

Hiện tại trên Wikipedia còn tồn tại bài viết là phiên bản ghi ngày 27-2-2021 (gian lận kɦoa ɦọc), trong đó có đoạn: “Phaɴ Thaɴh Sơɴ ɴam đã công bố sử dụng ba loại xúc tác khác nhau có thành phần chung là đồng để tiến hành cùng một phản ứng.

Kết quả là trong cả ba bài báo, tác giả cùng sử dụng một bộ phổ. Hành động tương tự như trên đã được sử dụng một cách có hệ thống trong hầu hết các kết quả công bố, gây ra lo ngại về tính trung thực và đạo đức kɦoa ɦọc của nhóm nghiên cứu của Phan Thanh Sơn Nam, đặt ra câu hỏi về vai trò và trách nhiệm của tòa soạn đăng báo cũng như người bình duyệt”.

Đồng thời, trang này dẫn ra một loạt bài báo của nhóm nghiên cứu Phaɴ Thaɴh Sơɴ ɴam và cho biết gian lận về sử dụng cùng một kết quả phổ cộng hưởng từ của cùng một lần đo cho nhiều kết quả khác nhau còn được tìm thấy trong các bài báo này từ năm 2014 đến 2020.

Vi phạm quy ước đạo đức kɦoa ɦọc

Liên quan đến vụ việc này, các nhà kɦoa ɦọc trong và ngoài nước có nhận định trái chiều. Giáo sư y khoa người Việt ở một trường đại học của Úc cho rằng: “Mỗi bài báo nghiên cứu gốc (original research) phải báo cáo kết quả (dữ liệu, hình ảnh, biểu đồ và bảng số liệu) mà trước đó chưa báo cáo ở đâu. Các tập san khoa học thường yêu cầu tác giả xác định rằng tất cả kết quả trong bài báo chưa được công bố ở đâu, và tác giả phải cam kết như thế thì họ mới chịu bình duyệt bài báo.

Tuy nhiên, nếu bài báo dạng tổng quan (không phải nghiên cứu gốc) thì tác giả có thể sử dụng kết quả cũ, nhưng phải có sự phê chuẩn của nhà xuất bản, bởi vì khi tác giả công bố thì bản quyền về bảng số liệu và hình ảnh thuộc về nhà xuất bản.

Do đó, dù kết quả là của tác giả làm ra, nhưng khi đã công bố và nếu muốn dùng lại thì vẫn phải xin phép nhà xuất bản. Còn bài báo nghiên cứu gốc thì không được dùng lại kết quả cũ, vì làm vậy là có thể xem là vi phạm quy ước đạo đức kɦoa ɦọc”.

Cũng theo vị này, vụ việc của GS Phaɴ Thaɴh Sơɴ ɴam có thể giải quyết một cách chuyên nghiệp và không tổn hại đến uy tín của tập san và tác giả. Nên để cho ban biên tập của tập san tìm giải pháp tốt nhất. Thông thường tập san có hai cách giải quyết: thứ nhất là cho tác giả cơ hội chỉnh sửa lại cho đúng; thứ hai là nếu có dấu hiệu ngụy tạo bài báo có thể bị rút lại.

Trong khi đó, TS Dương Tú, nhà nghiên cứu tại Đại học Purdue (Hoa Kỳ), đánh giá: “Trong bài viết mới nhất trên trang Facebook cá nhân, GS Sơn Nam cho biết “đã rà soát lại, đang đặt hóa chất để lặp lại thí nghiệm và phân tích NMR lại, và cũng đã email xin tạp chí cho đăng bản đính chính cho phần SI của 4 bài báo”. Cá nhân tôi cho rằng đây là cách ứng xử rất minh bạch, sòng phẳng và đàng hoàng”.

Một phó giáo sư chuyên ngành hóa, giảng viên một trường đại học ở TP.HCM, cũng nhận định: “Các nghiên cứu có tính kế thừa, nếu nghiên cứu thứ 2 lặp lại cũng hợp chất của nghiên cứu 1 thì mình có quyền dùng lại kết quả. Tùy tạp chí họ yêu cầu phân tích lại hay không. Có tạp chí vẫn cho phép trích dẫn lại cái cũ, có tạp chí yêu cầu phân tích lại thì mình làm lại thôi”.

GS.TS Phaɴ Thaɴh Sơɴ ɴam là người trẻ nhất được công nhận chức danh giáo sư năm 2014, khi mới 37 tuổi.

Từ năm 2004 đến nay, GS Sơn Nam cùng nhóm nghiên cứu đã công bố hàng trăm bài báo kɦoa ɦọc trên tạp chí quốc tế ISI và các tạp chí trong nước.

GS.TS Phaɴ Thaɴh Sơɴ ɴam được tạp chí k.học Asian Scientist (Singapore) vinh danh là 1 trong 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á năm 2018. Năm 2019, Phan Thanh Sơn Nam là thành viên của Hội đồng kɦoa ɦọc ngành hóa học Việt Nam.

https://tuoitre. vn/bi-to-gian-lan-trong-nghien-cuu-gs-phan-thanh-son-nam-xin-loi-20210310085319398.htm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *