Câu chuyện chưa bao giờ kể về những nhà ga cổ nhất Việt Nam

Ga Hà Nội, ga Đà Lạt và ga Huế đều là những nhà ga cổ nhất và sở hữu lối kiến trúc độc đáo trong hệ thống nhà ga đường sắt Việt Nam.

Ga Hà Nội

Khánh thành vào năm 1902 – cùng năm với chiếc cầu Long Biên, ga Hà Nội mang trong mình bao dấu ấn lịch sử và là nơi lưu giữ ký ức của hàng triệu người Việt Nam dù ít được nhắc tới, hay chỉ được biết tới như một nhà ga bình thường của ngành đường sắt.

Được hình thành khi chính quyền Pháp quyết định xây dựng con đường xe lửa xuyên Đông Dương và xuyên Đông Tây, ga Hàng Cỏ (ga Hà Nội ngày nay) là nhà ga lớn nhất ở Đông Nam Á lúc bấy giờ.

Ban đầu đây là điểm xuất phát của con đường sắt từ ʜà Nộɨ đi Lạng Sơn rồi mở thêm đường đi Hải Phòng vào năm 1903. Hai năm sau, từ đây đường lên Lào Cai đường thành hình và 36 năm sau ga Hà Nội thành điểm kết nối cho hành trình xuyên Việt.


Một hình ảnh xưa của ga Hà Nội

Đợt đầu xây tòa nhà chính của nhà ga, gồm 3 tầng, nhìn thẳng ra con đường Gambetta, tức đường Trần Hưng Đạo ngày nay với tầng dưới là đại sảng, dành cho việc bán vé, đón khách ra vào, đi thông vào sân ga phía trong, tầng hai là nơi làm việc của các nhân viên và bộ phận kỹ thuật, nghiệp vụ và tầng ba là bộ phận hành chính.

Ga ʜà Nộɨ từng chứng kiến biết bao thăng trầm lịch sử của Thủ đô và cũng là nơi diễn ra một trong những trận đánh lớn mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc vĩ đại của dân tộc.


Ga Hà Nội ngày nay

Cuối năm 1945 đầu 1946, từ Ga ʜà Nộɨ, ngày đêm các đoàn tàu hối hả đưa các đoàn quân Nam tiến từ các địa phương vào Nam chống quân xâm lược Pháp, mang trên mình những lá cờ đỏ sao vàng, ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, những biểu ngữ, khẩu hiệu hào hùng.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ga Hàng Cỏ mang đầy vết đạn bom, từ ga Hàng Cỏ xuống tới ga Văn Điển, nhiều đoạn đường ray bị bóc, sau đó được phục hồi dần từ tháng 3/1947.

Trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, ga Hàng Cỏ trở thành mục tiêu ném bom của máy bay Mỹ cùng với các cơ sở lân cận như Bệnh viện Bạch Mai, phố Khâm Thiên,… Nhiều đoạn đường sắt bị cắt, bản thân ga Hàng Cỏ ngày 21.12.1972 đã bị một quả bom lớn ném trúng, ngôi nhà đại sảnh, nơi treo chiếc đồng hồ lớn của nhà ga, bị đánh sập hoàn toàn. Trong giai đoạn đó, tàu hỏa và các xe tải đều phải chạy vào ban đêm.

Hoà bình lập lại, ga Hà Nội lại tiếp tục chứng kiến những bước chuyển mình của Thủ đô với những đường phố khang trang, những toà nhà mới hiện đại.

Ga ʜà Nộɨ cũng chầm chậm chuyển mình với hệ thống phòng đợi tàu, phòng đợi khách liên vận quốc tế khang trang cùng các trang thiết bị mới như bảng chỉ dẫn điện tử, hệ thống internet không dây phục vụ hành khách đi tàu hay hệ thống quản lý đặt chỗ bán vé tự động.

Ga Đà Lạt

Nhà Ga Xe Lửa Đà Lạt là một trong hai di tích cấp quốc gia được chính phủ công nhận tại Đà Lạt, đây là nhà Ga tọa lạc tại độ cao hơn 1500m so với mực nước biển và cũng là một trong những nhà Ga cổ kính nhất Đông Dương.


Toàn cảnh ga Đà Lạt. (Ảnh: Vnexpress)

Ga Đà Lạt được người Pháp xây dựng vào năm 1932 và hoàn thành vào năm 1938, đây là nhà Ga tiếp nối với tuyến đường sắt từ Phan Rang lên Đà Lạt dài 84km. Hiện nay nhà Ga Đà Lạt được sử dụng như là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn tại thành phố ngàn hoa và tuyến đường sắc duy nhất mà Ga Đà Lạt còn phục vụ là tuyến đường từ Đà Lạt về Trại Mát dài 7km đưa du khách đến tham quan chùa Linh Phước.


Sân ga trưng bày một đầu tàu hơi nước cổ kiểu Pháp. Sau đầu tàu là một quán cà phê được làm từ toa tàu cũ. (Ảnh: Vnexpress)

Theo lịch sử kể lại, dự án đường sắt kết nối thành phố Tháp Chàm và Ga Đà Lạt được toàn quyền Đông Dương Paul Doumer phê duyệt và khởi công xây dựng từ năm 1908, đến năm 1922. Công ty xây dựng và trúng thầu là công ty Á Châu được tin tưởng ủy nhiệm nghiên cứu làm đoàn đường xe lửa răng cưa Kroongpha – Dran theo kiểu Thụy Sỹ, với đoạn đường sắt răng cưa dài 10km, vượt qua độ cao hơn 1000m của đèo Song Pha với độ dốc 12% để đến đất Dran – Lâm Đồng.


Nhà ga Đà Lạt

Từ khi nhà Ga Đà Lạt được xây dựng xong thì lượng khách du lịch dến thành phố nghĩ dưỡng Đà Lạt ngày càng nhiều, trên mỗi chuyến tàu khi đó có 3 toa chở hàng hóa và khoảng 4 toa chở khách, những toa chở khách cũng được phân theo nhiều hạng khác nhau.


Ga Đà Lạt

Sau khi thất bại trong chiến tranh ở Việt nam, người Pháp rời Việt nam và việc chạy tàu từ Ga Đà Lạt đi Tháp Chàm vẫn được duy trì. Đến thời Mỹ vào miền nam, hệ thống được sắt này vẫn được sử dụng như phương tiện chuyên chở hàng hóa, thiết bị quân sự phục vụ cho chiến tranh nên đã bị quân giải phóng cắt đức và nhà Ga Đà Lạt cũng dừng hoạt động vào năm 1972.


Nhà Ga Đà Lạt năm 1939. (Ảnh: baolaodong)

Có 3 tuyến đường sắt được khai thác lúc bấy giờ là : Tháp Chàm – Đà Lạt – Nha Trang, Tháp Chàm – Đà Lạt – Tháp Chàm, Sài Gòn – Tháp Chàm – Đà Lạt đều lăn bánh. Nhưng đến năm 1972, khi chiến tranh trở nên ác liệt hơn, tuyến đường sắt này đã bị ngưng hoạt động và sau khi giải phòng, tuyến đường sắt đã được khôi phục và kéo còi và ngày 19-5-1975 nhân kỷ niệm ngày sinh nhật Bác.

Ga Huế:

Ga Huế – nhà ga chính của tuyến đường sắt dài 68 km nối Huế với Đông Hà do người Pháp xây dựng hoàn thành vào năm 1906 dưới triều vua Thành Thái, lúc đầu có tên là ga Trường Súng, bởi khu đất xây nhà ga là một ngọn đồi, từ thời các chúa Nguyễn đã cho thiết lập tại đây một xạ trường để các binh sĩ trú đóng bên kia sông Hương qua tập bắn súng.


Phía trước mặt ga. (Ảnh: kienthuc)

Ga được xây dựng nhìn ra sông Lợi Nông, nhìn về con phố Tây Jules Ferry (Lê Lợi) thẳng tắp bên dòng Hương Giang. Trước kia, trên khu đồi Lịch Đợi phía sau ga có miếu Lịch Đợi Đế Vương do các vua Nguyễn xây dựng để thờ tự các vị vua từ thời vua Hùng, sự xuất hiện của ga Huế làm cho di tích có ý nghĩa này chỉ còn là tên một địa danh nơi đây.

 

Ngày trước, đó là một quần thể kiến trúc theo mô thức dịch vụ đường sắt châu Âu với nhà ga đưa đón khách, nơi tiếp nhận hàng hóa, các phòng làm việc, cơ xưởng hoả xa và khách sạn … Công trình nhà ga, khách sạn đồ sộ này do một nhà thầu phụ nữ đảm trách xây dựng. Đó là bà Thái Thị Tứ, phu nhân của Thượng thư Nguyễn Trừng dưới triều Nguyễn.


Phía trước mặt ga. (Ảnh: kienthuc)

Ga Huế từng lưu dấu chân nhiều hành khách đặc biệt. Mùa thu năm 1907 chính tại sân ga này người Pháp đưa vua Thành Thái và gia đình ông đi đày ở Vũng Tàu. Năm 1916, vua Duy Tân sau cuộc khởi nghĩa không thành đã bị đưa lên ga Huế, bắƫ đầu cuộc đày ải sang đảo Réunion. Ngày 7/5/1922, vua Khải Định đã đưa một đoàn tuỳ tùng khởi hành từ ga Huế vào Đà Nẵng để lên tàu sang Pháp dự đấu xảo và mang luôn Hoàng Thái tử Vĩnh Thuỵ lúc đó mới 9 tuổi sang du học.

Cảm nhận của hai cha con vua Khải Định về lần đầu tiên đi tàu hoả rất khác nhau. Trong lúc vua Khải Định nặng nề quan cách: “Khi 7 giờ sáng, Ngự giá đến ga Huế, đình thần và các quý quan đều chầu tòng giá, tiếng quân – nhạc, tiếng hạ – pháo, vang lừng một lúc….từ ấy rồi xe chỉ hướng Nam, có trải qua 9 cái hầm, núi cao nhấp nhô, sắc biển mênh – mông, một giải sơn hà rành rành ở trong đổng giám. Nhưng việc nên biên chép nhất…(là) xe ngự đến đâu, thời những dân ngư, tiều, nông và thương đứng chực hai bên vệ đường, ai ai cũng tỏ lòng cung kính.


Ga Huế

Cái quang cảnh ấy nào có ai bắƫ buộc đâu, là vì lòng dân mà xui nên thế vậy…” Ngược lại, vua Bảo Đại, rất nhiều năm, sau những biến thiên, vinh nhục, vẫn cảm nhận tươi tắn, đầy chất thơ về chuyến đi trong cuốn hồi ký “Con Rồng An Nam”, xuất bản năm 1982: “Xe qua sân chầu, ra cửa Ngọ Môn là cửa chính chỉ để dành riêng để đương kim Hoàng đế đi qua, chiếc xe tứ mã đi chầm chậm trong sự tĩnh lặng, chỉ có tiếng sương ban đêm đọng trên những tàu lá rơi tí tách, thưa dần, đều đặn…Đây là lần đầu tiên tôi được đi xe lửa, và cũng là lần đầu tiên tôi ra khỏi kinh đô Huế, vì vậy nên tôi rất tò mò.


Tuy diện tích nhỏ nhưng ga Huế là một chứng nhân lịch sử khi trải qua rất nhiều sự kiện trọng đại của đất nước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Đoạn đầu đi mất 3 giờ. Phong cảnh gợi màu hoài cảm. Cành cây thấp la đà mặt nước, những con trâu đứng dưới ruộng cày, nước đến khuỷu chân, hếch cái mũi sẫm nhìn trời. Cò, le, bay loáng trên những bụi ven sông. Đồng quê man mác huyền ảo, thơ mộng…”

Duy Phan – 22/10/2020

Bài viết được than khảo:
Toàn cảnh ga Huế
Huế Xưa – Ga Huế (Trường Súng)
Khám phá những nhà ga cổ nhất Việt Nam
Nhà Ga Đà Lạt
Nhìn lại cả trăm năm lịch sử của Ga Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *