Đêm nay sẽ xuất hiện mưa sao băng đẹp nhất năm và loạt hiện tượng kỳ thú xảy trong tháng 8: Đừng bỏ lỡ

Theo quan sát của các nhà thiên văn học, đêm ngày 12/8 sẽ có trận mưa sao băng Perseid, được đánh giá là đẹp nhất trong năm. Ngoài ra còn có nhiều hiện tượng thú vị sẽ xảy ra chỉ trong tháng 8.

Trong tháng 8 sẽ có nhiều hiện tượng thiên văn xảy ra. Ngoài mưa sao băng thường niên, các chuyên gia còn dự báo một số hiện tượng thú vị ở các chòm sao như sao Thủy, sao Mộc…

Đêm ngày 12/8: Mưa sao băng Perseid

Mưa sao băng Perseid là hiện tượng thường niên, được NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ) ưu ái gọi là cơn mưa sao băng đẹp nhất trong năm. Trong năm 2021 này, mưa sao băng Perseid sẽ đạt cực đại vào đêm ngày 12, rạng sáng ngày 13/8.

Mưa sao băng Perseids bắt nguồn từ sao chổi Swift-Tuttle, được phát hiện vào năm 1862. Đây là cơn mưa sao nổi tiếng vì số lượng lớn vệt sao băng sáng rực rỡ.

Theo các chuyên gia, người xem có thể quan sát được rõ nhất trận mưa kỳ diệu này ở khu vực Bắc bán cầu, thời điểm trước bình minh. Tuy nhiên, mưa sao băng cũng có thể xuất hiện sớm, sớm nhất là từ 10 giờ tối.

Tại thời điểm cực đại, mưa sao băng Perseids có thể đạt tần suất lên tới 60 đến 100 vệt sao băng mỗi giờ.

Ngày 18/8: Sao Hỏa và sao Thủy trùng tụ

Vào ngày 18/8, tại thời điểm hoàng hôn sẽ xảy ra hiện tượng sao Thủy và sao Hỏa trùng tụ. Khi mặt trời lặn, chúng ta sẽ có dịp chiêm ngưỡng cảnh hai sao này cùng xuất hiện. Tuy nhiên, nhờ được mặt trời chiếu sáng mà sao Thủy sẽ có phần tỏa sáng hơn.

Muốn quan sát rõ hiện tượng sao Hỏa và sao Thủy trùng tụ, bạn có thể hướng mắt về đường chân trời ở phía Tây, canh thời điểm mặt trời lặn.

Ngày 19/8: Sao Mộc ở vị trí đối xung

Khi sao Mộc ở vị trí đối xung, ánh sáng sẽ trở nên rực rỡ vô cùng. Vào ngày 19/8, người yêu thiên văn sẽ được ngắm khoảnh khắc “phát sáng” của hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời bằng mắt thường.

Ở gần vị trí với trái đất, sao Mộc sẽ phản xạ ánh sáng mặt trời ở bề mặt. Đến vị trí đối xung, sao Mộc sẽ càng sáng hơn các thời điểm khác trong năm. Thậm chí, hiện tượng này có thể kéo dài suốt đêm.

Ở vị trí đối xung, sao Mộc sẽ trở nên tỏa sáng một cách đặc biệt.

Nếu quan sát bằng kính thiên văn kích thước trung bình, bạn có thể chiêm ngưỡng sọc mây của sao Mộc. Dù vậy, chỉ dùng ống nhòm, bạn cũng có thể ngắm những vệ tinh của sao Mộc với hình ảnh có phần giống các đốm sáng xung quanh hành tinh này.

Ngày 22/8: Trăng tròn

Ngày 22/8 là thời điểm xảy ra hiện tượng trăng tròn. Theo cách gọi của người Mỹ, đây chính là hiện tượng “trăng cá tầm”, xảy ra khi mặt trăng ở vị trí đối diện mặt trời và trái đất. Lúc đó, bề mặt của mặt trăng sẽ phản xạ hoàn toàn ánh sáng về phía trái đất và mặt trời.

Trăng tròn vào ngày 22/8, ánh trăng trở nên sáng và bắt mắt hơn.

Theo các chuyên gia dự tính, hiện tượng trăng tròn sẽ xảy ra vào khoảng 19h02 Việt Nam (1202 UTC). Ngoài cách gọi “trăng cá tầm”, hiện tượng này còn có tên khác là trăng xanh hay trăng ngũ cốc…

Nguồn: https://webtintuc.com/xuat-hien-mua-sao-bang-dep-nhat-nam-vao-dem-nay-12-8-563019.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *