“Ngậm Ngùi” nỗi tiếc thương người em gái đã khuất của nhà thơ của Huy Cận

Ca khúc ” Ngậm Ngùi” được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc vào năm 1960, dựa theo bài thơ cùng tên của nhà thơ “Huy Cận”. Trước đó ông cũng đã từng phổ nhạc từ thơ của Huy Cận nhưng không thành công.  Nhưng với bài thơ “Ngậm Ngùi” qua sự thể hiện của nữ ca sĩ Lệ Thu vượt qua sự mong đợi ban đầu của Phạm Duy.

Nói về bài thơ “Ngậm Ngùi” được nhà thơ Huy Cận ra mắt vào năm 1940 trong tập “Lửa Thiêng”. Đến 20 năm sau nhạc sĩ Phạm Duy mới chính thức đưa vào âm nhạc. Thoạt đầu khi độc giả đọc bài thơ những tưởng Huy Cận viết cho người yêu mình. Nhưng sự thật ông viết bài thơ này để tưởng nhớ người em gái đã khuất của mình.

Nhà thơ Huy Cận sinh ra tại cùng quê sơn cước, kí ức về vùng quê nghèo khó nhưng đầy ngọt ngào chưa bao giờ phai trong lòng ông. Gia đình ông nghèo khó lại đông con, năm ông lên lớp bốn được mẹ gởi nhờ cậu mợ ra Huế ăn học. Trong nhà có cô em gái út ông rất thương yêu. Ngày còn ở nhà thường thay cha mẹ chăm lo cho các em.

Ngày ấy phương tiện truyền tin khó khăn, năm em gái ông lên 10 tuổi thì mắc bệnh thủy đậu nên đã qυađời. Ngày ông từ Huế về quê hương thăm gia đình khi đó mới hay tin cô em út đã mấƫ. Lòng đaυxót, thươngtiếc ông đã sáng tác bài thơ “Ngậm Ngùi” tưởng niệm người em bé nhỏ.

Nắng chia nửa bãi chiều rồi
Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu
Sợi buồn con nhện giăng mau
Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây

Lòng anh mở với quạt này
Trăm con chim mộng về bay đầu giường
Ngủ đi em, mộng bình thường
Ngủ đi em, mộng bình thường
Ru em sẵn tiếng thùy dương đôi bờ

Nơi quê nhà của ông nằm bên dòng sông La, những đêm trăng thanh gió mát, nam thanh nữ tú thường kéo nhau ra bờ sông hát đối đáp. Bãi sông là nơi in dấu những kỉ niệm đẹp nhưng câu “nắng chia nửa bãi” lại dâng lên trong lòng người thi sĩ cảm giác buồn bã, mấƫ mát.

Sau khi em gái mấƫ gia đình có lập mộ phía sau vườn nhà, phía trên khu mộ cỏ trinh nữ (hay còn gọi là cây mắc cỡ) mọc dại um tùm, “trinh nữ xếp đôi lá rầu” dường như cây cỏ cũng buồn lây với ông vậy. Em đã yên nghỉ nơi nấm mồ sâu nhưng tác giả dường như vẫn không thể chấp nhận được sự thật đau buồn này nên ngỡ như em chỉ đang say giấc ngủ. Nhớ ngày nào em còn bé bỏng, được anh nâng niu, chìu chuộng, chăm sóc, thường được anh trai dỗ dành mỗi giấc ngủ. Vào những buổi trưa hè nóng bức đã có anh bên cạnh quạt mát cho em. Kế bên mộ trồng mấy cây thông tỏa bóng mát , những con gió thổi nhẹ gây ra tiếng động cứ ngỡ như tiếng thùy dương ngoài bờ biển ru em ngủ.

Ngủ đi em, ngủ đi em…
Ngủ đi mộng hãy bình thường
À ơi có tiếng thùy dương mấy bờ
Cây dài bóng xế ngẩn ngơ
Hồn em đã chín mấy mùa bυồn đaυ
Tay anh, em hãy tựa đầu
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi…

Lời bài hát da diết, ngọt ngào thể hiện tình yêu thương ấm áp của anh trai đối với em gái. Anh trai không giống như mẹ, không thể à ơ câu hát ru, anh chỉ biết mượn tiếng thùy dương xa xôi vỗ về em vào giấc ngủ. “Ngủ đi em” lời vỗ về ngọt ngào, “tay anh em hãy tựa đầu” như ngày xưa còn bé anh vẫn dùng tay mình làm gối cho em ngon giấc. Giấc mộng chợt tỉnh khi “nghe nặng trái sầu rụng rơi”, chấp nhận sự thật rằng em đã ra đi về bên kía thế giới, nỗi buồn này biết đến bao giờ vơi?

Phù Sa

24/11/2020 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *