Nguồn gốc ra đời của tên gọi Phan Thiết – Bình Thuận sau khi được sáp nhập vào nước ta

Khi chưa có người Việt định cư, người Chăm gọi vùng đất này là “Hamu Lithít” – “Hamu” là xóm ruộng bằng, “Lithít” là ở gần biển. Khi bắt đầu có người Việt định cư, vẫn chưa ai có ý định đặt ngay cho vùng đất này một tên gọi mới bằng tiếng Việt.


Hải đăng Mũi Kê Gà trên Hòn Bà, thuộc tỉnh Bình Tuy năm 1970. Cách Phan Thiết khoảng 27 km theo đường chim bay về phía nam. Đây là ngọn hải đăng cao nhất Việt Nam.

Nguồn gốc tên gọi:

Có một số giả thiết về tên gọi của Phan Thiết và phần lớn đều chấp nhận rằng, “Phaп Thiếƫ” không phải là một cái tên thuần Việt:

Khi chưa có người Việt định cư, người Chăm gọi vùng đất này là “Hamu Lithít” – “Hamu” là xóm ruộng bằng, “Lithít” là ở gần biển. Khi bắt đầu có người Việt định cư, vẫn chưa ai có ý định đặt ngay cho vùng đất này một tên gọi mới bằng tiếng Việt.

Lâu dần, âm cuối “Lithit” lại được gắn liền với âm “Phan” tách từ phiên âm của tên hai vùng Phan Rang, Phan Rí mà thành ra Phan Tiết (tên gọi ngày xưa) và sau này người ta gọi chuẩn với cái tên là Phan Thiết.


Nhà thờ chính toà Phan Thiết

Người Việt đã phiên âm lại cách gọi tên của người Chăm trước đó: Mang-lang (Phan Rang), Mang-lý (Phan Rí), Mang-thít (Pʜaп Tʜiếƫ). Ba địa danh này được gọi chung là “Tam Phan”.
Po Thit (hoàng tử em của công chúa Po Sah Inư, con của vua Chăm Par Ra Chanh, tức Trà Chanh) đóng đồn trấn ngữ vùng đất này vào thế kỷ XIV được người Việt đọc trại ra mà thành Phaп Thiếƫ.

Vùng đất này khi xưa thuộc vương quốc Chămpa, sau này sáp nhập vào Đại Việt. Hành chính được xác lập cùng thời gian hình thành tỉnh Bình Thuận ngày nay, nhưng khi ấy nó chưa được xác định địa giới và cấp hành chính gì.

Năm 1697, Bình Thuận lần lượt được đổi từ một trấn lên thành phủ, rồi lên thành dinh, thì Pʜaп Tʜiếƫ chính thức được công nhận là một đạo (cùng một lượt với các đạo Phan Rang, Phố Hài, Ma Ly vùng Tam Tân).


Sông Dinh – Quận Hàm Tân – Tỉnh Bình Tuy 1970

Từ năm 1773 đến năm 1801, nơi đây thường diễn ra các cuộc giαo trαnh áç lɨệt giữa các lực lượng quân nhà Nguyễn và quân nhà Tây Sơn.

Năm 1825, thời Minh Mạng, khi Bìnʜ Tʜuận chính thức trở thành tỉnh, đạo Pʜaп Tʜiếƫ bị çắƫ một phần đất nhập vào một huyện thuộc Hàm Thuận (năm 1854, thời Tự Đức, huyện này được đặt tên là huyện Tuy Lý).


Cuộc sống của người dân Phan Thiết thời bấy giờ

Năm 1835, tuần vũ Dương Văn Phong thỉnh cầu vua Minh Mạng chuyển tỉnh lỵ của Bình Thuận ở gần Phan Rí (huyện Hoà Đa) lập từ thời Gia Long về đóng ở vùng Phú Tài – Đại Nẫm, huyện Hàm Thuận nhưng vua chưa đồng ý.

Năm 1836 (năm Minh Mạng thứ 17), Thị Lang Bộ Hộ là Đào Tri Phủ được cử làm việc đo đạc, lập địa bạ trong số trên 307 xã, thôn thuộc hai phủ, bốn huyện và mười lăm tổng của tỉnh Bình Thuận để chuẩn định và tiến hành đánh thuế.


Tỉnh Bình Tuy năm 1970 Nơi đón nhận đồng bào Việt Nam bên Cambodia trở về sau nạп “Cáp Duồn”.

Gần cuối thế kỷ 19, Phan Thiết vẫn chưa được công nhận chính thức là một đơn vị hành chính (cấp dưới) trực thuộc tỉnh Bình Thuận.
Năm 1898 (năm Thành Thái thứ muời), tỉnh lỵ Bìnʜ Tʜuận được dời về đặt tại làng Phú Tài ở ngoại vi Phaп Thiếƫ.

Ngày 20 tháng 10 cùng năm, vua Thành Thái ra đạo dụ xác lập thị xã (centre urban) Pʜaп Tʜiếƫ, tỉnh lỵ của Bìnʜ Tʜuận (cùng ngày thành lập các thị xãHuế, Hội An, Quy Nhơn, Thanh Hoá, Vinh).

Năm 1905, thị xã Phan Thiết cũng vẫn chưa xác định rõ ranh giới. Tòa sứ Bình Thuận (bộ máy thống trị của Pháp) do một công sứ (résident) đứng đầu đặt thường trực tại Phaп Thiếƫ.


Tỉnh Bình Tuy năm 1970 Nơi đón nhận đồng bào Việt Nam bên Cambodia trở về sau nạп “Cáp Duồn”.

Ngày 4 tháng 11 năm 1910, viên toàn quyền Đông Dương A.Klobukowski ra quyết định về Phaп Thiếƫ. Lúc này Pʜaп Tʜiếƫ chính thức bao gồm 16 làng xã. Bên hữu ngạn sông: Đức Thắng, Thành Đức, Nhuận Đức, Nam Nghĩa, Lạc Đạo, Tú Long; bên tả ngạn sông: Long Khê, Phú Trinh, Trinh Tường, Đảng Bình, Quảng Bình, Thiện Mỹ, Thiện Chánh, Xuân Hoà, An Hải, Sơn Thuỷ (năm làng sau trước đây là thuộc khu vực Phố Hài). Có thêm địa danh mới như Nam Nghĩa, Quảng Bình (dân Quảng Nam, Quảng Nghĩa, Quảng Bình di cư vào đây).

Ngày 6 tháng 1 năm 1918, Khâm Sứ Trung Kỳ Charles quyết định Phú Hài (tên gọi mới của Phố Hài) tách ra khỏi Pʜaп Tʜiếƫ để nhập về lại tổng Lại An của huyện Hàm Thuận. Pháp bắt đầu thiết lập bộ máy chính quyền ở Phaп Thiếƫ. Thị xã Phan Thiết liên tục làm tỉnh lỵ của tỉnh Bìnʜ Tʜuận từ đó.

Bình Tuy là một trong 22 tỉnh của Nam Phần được Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thiết lập theo Sắc lệnh 143-NV của Tổng thống ngày 22 tháng 10 năm 1956. Đất đai Bình Tuy lấy từ một phần tỉnh Đồng Nai Thượng, và vùng Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh của tỉnh Bình Thuận.

Năm 1957, tỉnh Bình Tuy có 3 quận:

1 – Quận Hàm Tân có 4 xã; quận lị: Phước Hội.

2 – Quận Tánh Linh có tổng La Ngà (4 xã) và 4 xã độc lập; quận lị: Lạc Tánh.

3 – Quận Bình Lâm có 5 tổng (gồm nhiều thôn, không có xã): Ma Blao, R’Da (Va Pro), Rda, Tala, Quyeon; quận lị: Bsa Da Houai.


Bình Tuy 1970 – Nhũng người Việt từ Cam Bốt trở về trong nạп Cáp Duồn.

Sau khi Việt Nam thống nhất (1975), thị xã Pʜaп Tʜiếƫ được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Thuận Hải, gồm 9 phường: Bình Hưng, Đức Long, Đức Nghĩa, Đức Thắng, Hưng Long, Lạc Long, Phú Thủy, Phú Trinh, Thanh Hải.

Từ 1976, tỉnh sáp nhập với Ninh Thuận và Bình Thuận thành tỉnh Thuận Hải.

Ngày 15 tháng 12 năm 1977, chuyển xã Phú Hài thuộc huyện Hàm Thuận về thị xã Phan Thiết quản lý.

Ngày 13 tháng 3 năm 1979, thành lập 2 xã Tiến Lợi và Phong Nẫm.

Ngày 30 tháng 12 năm 1982, sau khi chia huyện Hàm Thuận thành 2 huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam, chuyển xã Hàm Tiến và thị trấn Mũi Né (nay trở thành phường Hàm Tiến và phường Mũi Né) thuộc huyện Hàm Thuận cũ về thị xã Phan Thiết quản lý.

Ngày 28 tháng 11 năm 1983, thành lập xã Tiến Thành.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Thuận Hải lại được tách thành hai tỉnh là Bìnʜ Tʜuận và Ninh Thuận. Bình Tuy từ đó thuộc khu vực huyện Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Đức Linh và thị xã La Gi của tỉnh Bình Thuận ngày nay.

Ngày 25 tháng 8 năm 1999, chính phủ Việt Nam quyết định nâng cấp thị xã Pʜaп Tʜiếƫ thành thành phố Pʜaп Tʜiếƫ trực thuộc tỉnh Bình Thuận.

Ngày 22 tháng 11 năm 2001, chia xã Phong Nẫm thành ba đơn vị hành chính là xã Phong Nẫm, phường Phú Tài và phường Xuân An; chia xã Hàm Tiến thành hai đơn vị là phường Hàm Tiến và xã Thiện Nghiệp; chuyển xã Phú Hài thành phường Phú Hài.

Ngày 24 tháng 6 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 890/QĐ-TTg công nhận thành phố là đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh Bìnʜ Tʜuận.
Tuy là một thành phố trẻ nhưng theo các nhà nghiên cứu thì “phố cổ” Pʜaп Tʜiếƫ hình thành trước Nha Trang và Phan Rang.


Sông Phan Camp – Quận Tánh Linh – Tỉnh Bình Tuy 1967.

Duy Phan – 29/10/2020

Bài viết được tham khảo:
Bình Thuận Xưa
Hình Ảnh Lịch Sử Tỉnh Bình Thuận, Tỉnh Bình Tuy Ngày Xưa
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *