“Ở hai đầu nỗi nhớ ” thương cho thân phận tác giả phải bán tác quyền để trang trải chi phí cɦữa bệnɦ

….

Đêm nghe tiếng mưa rơi
Đếm mấy triệu hạt rồi
Mà chưa vơi nỗi nhớ
Ở hai đầu nỗi nhớ
Yêu và thương sâu hơn
Ở hai đầu nỗi nhớ
Nghĩa tình đằm thắm hơn …

Đó chính là một đoạn trong ca khúc “Ở hai đầu nỗi nhớ” được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ từ bài thơ cùng tên của nhà thơ, nhà báo Trần Đình Chính. Ca khúc chứa đầy tâm sự khắc khoải của một người đang yêu nhung nhớ về người yêu nơi xa xôi. Trong một đêm mưa trái tim chợt thổn thức, nhung nhớ quay quắt và rồi bài thơ ” Ở hai đầu nỗi nhớ” được ra đời như thế.

Nhà thơ, nhà báo Trần Đình Chính (1955 – 2014), ông từng tham gia quân đội trong chiếп traпh chốпg Mỹ trên mặt trận Đồng Bằng Sông Cửu Long. Sau chiến tranh, ông theo học ngữ văn tại Trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội rồi về đầu quân cho báo Nhân Dân với vai trò là phóng viên.

Nhà báo Trần Đình Chính

Trong thời gian thực tập tại báo Nhân Dân ông được phân công vào đoàn cán bộ được cử sang Campuchia hỗ trợ nước bạn làm báo. Cùng thời gian này đoàn của Sở Thương Nghiệp TP. HCM cũng sang Campuchia để giúp nước bạn xây dựng lại hệ thống bán hàng. Trong đoàn có một cô gái tên Mai Đào từng là sinh viên văn khoa ở Sài Gòn, họ đã tình cờ gặp được nhau trên nước bạn, và như được sắp đặt của định mệnh họ quen nhau và rồi yêu nhau.

Khi ấy Trần Đình Chính 24 tuổi trai Hà Nội, còn Mai Đào 20 tuổi gái Sài Gòn. Vào những lúc rảnh rỗi họ thường đưa nhau đi thăm thú các nơi trên đất nước Campuchia, đêm về lại hẹn hò nhau trò chuyện ngắm sao “Ngôi sao như xuống thấp, cho ta gần nhau hơn”.

Nhưng thời gian bên nhau chỉ vỏn vẹn 1 năm, khi ấy Việt Nam cũng mới vừa chấm dứt chiến tranh đang trong thời kì xây dựng đất nước. Gia đình cô Mai Đào chuyển về cùng kinh tế mới ở Sông Bé sinh sống, cũng vì vậy nên cô buộc phải quay về nước để phụ với gia đình. Đến năm 1980 thì Trần Đình Chính cũng về lại Việt Nam.

Những cơn mưa rả rít của Hà Nội làm ông thấy nhớ da diết bóng hình người con gái ấy. Kẻ Bắc người Nam, khoảng cách xa xôi vạn dặm khiến ông luôn tự hỏi bản thân “Hiện giờ người ấy sống ra sao?”. Nỗi nhớ cứ như thế khiến lòng thổn thức và rồi ông đã viết nên bài thơ bất hủ chỉ trong vòng 8 phút vào mùa hè năm 1980.

Có một không gian nào
Đo chiều dài nỗi nhớ?
Có khoảng mênh mông nào
Sâu thẳm hơn tình thương?

Anh đang ở Pai-lin
Rừng khộp khô trong nắng
Thương em chiều mưa lạnh
Muốn gửi chút nắng hồng

Ở đầu này nỗi nhớ
Anh mơ về bên em
Ngôi sao như xuống thấp
Cho ta gần nhau hơn

Ở đầu kia nỗi nhớ
Nằm đếm tiếng mưa rơi
Đếm mấy triệu hạt rồi
Mà chưa vơi nỗi nhớ
Ở hai đầu nỗi nhớ
Yêu và thương sâu hơn
Ở hai đầu nỗi nhớ
Nghĩa tình đằm thắm hơn

Kí tên với bút danh Trần Hoài Thu bài thơ “Ở hai đầu nỗi nhớ” được đăng trên báo Nhân Dân năm 1984. Đến năm 1987 bài thơ đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu chú ý đến và phổ thành bài hát “Ở hai đầu nỗi nhớ” được nhiều khán thính giả yêu thích cho đến tận bây giờ.

Đến nay đã 35 năm trôi qua danh tính của người con gái mang tên 2 loài hoa mùa xuân của cả 2 miền Nam Bắc – Mai Đào vẫn không ai biết. Còn về phần nhà thơ Trần Đình Chính ông đã trải qua cuộc hôn nhân đầu không được trọn vẹn, cuộc hôn nhân thứ 2 với một nữ đồng nghiệp hạnh phúc không bao lâu thì phát hiện mình mắc chứng bệnɦ tiểu đường. Ngoài ra ông còn bị suy thận, và suy tim. Bệпh tìпh ngày càng trở nặng, biến chứng từ bệпh tiểu đường đã khiến mắt ông mờ dần. Hoàn cảnh gia đình cũng chẳng dư dả gì nên ông đã nhờ vợ mình đăng báo rao bán bản quyền của bài thơ “Ở hai đầu nỗi nhớ“.

Khi biết thông tin ấy, doanh nhân Nguyễn Xuân Hàn đã đồng ý mua lại bản quyền của bài thơ với giá 300 triệu nhằm giúp đỡ ông phần nào trong chi phí điều trị đắt đỏ. Bên cạnh đó những nhà hảo tâm cũng đóng góp hỗ trợ ông. Riêng Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã chuyển toàn bộ số tiền bản quyền thu được trong hơn 10 năm của bài thơ cho ông, mặc dù ông chưa kí hợp đồng ủy thác bản quyền cho trung tâm. Nhưng do bài thơ đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc, khi ấy nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đang là thành viên của trung tâm. Nhưng do bệnɦ tìnɦ đã trở nặng và ông đã qua đời vào năm 2014.

Nhà báo Trần Đình Chính và doanh nhân Nguyễn Xuân Hàn trong lễ trao bản quyền

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam cùng Cục Sở hữu Trí tuệ – Bộ Khoa học, Công nghệ và Cục Bản quyền tác giả – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chọn bài thơ “Ở hai đầu nỗi nhớ” là một trong 10 kỷ lục Việt Nam thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ lần thứ 2 năm 2013.

Ở hai đầu nỗi nhớ” được nhà thơ Phạm Tiến Duật đánh giá là một tác phẩm xuất sắc. Bài thơ đã đạt đến đỉnh cao của “nghệ thuật sử dụng ngôn từ”. “Không ồn ào, không nỉ non, những từ ngữ trong sáng, mượt mà đẹp như những áng thơ, bản thân nó đã toát lên vẻ thanh khiết của một mối tình”. Còn nhà thơ Thép Mới cũng đã từng viết ” “Đời mỗi người làm văn, làm thơ, làm báo cũng chỉ cần một tác phẩm như “Ở hai đầu nỗi nhớ” là đủ”. 

Phù Sa

26/12/2020

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *