Siêu âm nghi thai mắc hội chứng Down, mẹ quyết giữ tới cùng, 3 năm sau thiên thần xinh đẹp tỏa sáng

Vẻ đáng yêu của bé gái Tây Nguyên cùng đôi mắt to tròn long lanh khiến cư dân mạng đồng loạt tan chảy.

Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, bất diệt mà mỗi người mẹ dành cho con của mình. Vì con, mẹ có thể bao dung, hy sinh tất cả kể cả bản thân mình để con có được cuộc sống tốt hơn.

Hôm nay đọc báo, vô tình em biết được câu chuyện cảm động về một người mẹ đã vượt qua rất nhiều nguy hiểm, khó khăn để sinh ra và nuôi nấng con gái bị bệnh Do.wn bẩm sinh.

Với những ai đã có con, khi biết đến câu chuyện ắt hẳn sẽ thấm thía hơn bội phần. Em xin phép chia sẻ lại cho các mẹ cùng đọc và cảm nhận nhé!

Chị Phan Thị Thi Thi sinh sống tại TP. Buôn Mê Thuật, Đắk Lắk chia sẻ, 3 năm trước, chị mang thai con gái đầu lòng. Tuy nhiên, đến tuần thứ 8 thì bào thai bị tụ dịch. Bác sĩ cho hay, túi thai nằm giữa 2 túi dịch nên khó giữ được. Chị kể rằng bản thân chị đã phải nằm trên giường và đặt thuốc tới tháng thứ 6 mới ổn định được.

Những tưởng đã trải qua được ải khó khăn nhất trong thời gian mang thai thì đùng một cái, khi thai nhi được 3 tháng, bác sỹ chẩn đoán con bị hội chứng Down bẩm sinh. Đứng trước lựa chọn giữ lại hay đình chỉ thai, tình mẫu tử thiêng liêng đã thôi thúc chị quyết tâm chọn con đường khó.

30 tuần trôi qua, chị Thi cứ nằm một chỗ trong nỗi niềm lo lắng không biết sau này sinh con ra sẽ như thế nào thì chị lại bị rỉ ối ở tuần thứ 30, phải nhập viện tiêm thuốc trợ phổi, thuốc chống gò và giữ ối ổn định.

Đến tuần 34, cả nhà chào đón con gái đầu lòng bằng phương pháp sinh mổ. Bé sinh non chỉ nặng 2,1 kg nhưng trộm vía khỏe mạnh, phát triển bình thường. Cả nhà yêu thương gọi bé bằng cái tên đáng yêu Bánh Gạo, tên thật là La Phương Mộc Trà.

hình ảnh

Nguồn hình: FBNV

Đến nay bé Bánh Gạo ở tuổi lên 3 đã biết hát, thích nhảy múa, biết đếm từ 1 – 20. Bé rất thích chụp hình và quay tiktok cùng ba.

Thường xuyên khoe hình con gái trên mạng xã hội, chị Phan Thi Thi nhận được nhiều lời khen về ngoại hình xinh lung linh như nắng tỏa của bé. Ngoài gương mặt dễ thương, Bánh Gạo còn vô cùng tự tin trước ống kính của mẹ.

hình ảnh

Nguồn hình: FBNV

Bánh Gạo cũng là cô bé rất ấm áp. Mỗi lần thấy ba đi làm về là con sẽ hỏi ba có mệt không rồi thủ thỉ với ba rất nhiều điều.

Đây cũng là sự bù đắp về tinh thần rất lớn đối với vợ chồng chị Thi vì trong suốt khoảng thời gian mang thai Bánh Gạo, vợ chồng chị đã phải trải qua rất nhiều nỗi lo và  bất an về tình hình sức khỏe của con.

Câu chuyện của chị Thi đã cho thấy đôi khi sự mách bảo từ linh cảm của người mẹ lại cho câu trả lời chính xác hơn là những tờ giấy siêu âm kỹ thuật. Bằng cách lắng nghe tiếng nói từ trái tim mẫu tử, chị đã chọn cho con một cơ hội để được làm thiên thần của ba mẹ.

Tuy nhiên, với những nhóm nguy cơ cao, các mẹ vẫn cần phải cân nhắc.

hình ảnh

Nguồn hình: FBNV

Cho những ai còn lo lắng, hội chứng Do.wn là tình trạng thừa một nhiễm sắc thể 21 trong bộ gen. Thường thì một em bé được sinh ra với 46 nhiễm sắc thể, nhưng những em bé mắc Hội chứng Do.wn có thêm một bản sao của nhiễm sắc thể 21. Bản sao dư thừa này thay đổi cách thức não và cơ thể bé phát triển, gây những vấn đề nặng nề về cả thể chất và tinh thần. Trẻ mắc hội chứng Do.wn thường có chỉ số IQ nằm trong mức thấp đến trung bình trong giới hạn thấp và chậm nói hơn những đứa trẻ khác.

Các yếu tố nguy cơ của Hội chứng Do.wn bao gồm:

Độ tuổi của mẹ khi mang thai: Tuổi mẹ càng cao thì nguy cơ sinh con mắc bệnh Do.wn càng lớn.

–  Mẹ bầu 25 tuổi: tỷ lệ thai nhi bệnh Dow.n khá thấp, chỉ 1:1200

– Mẹ bầu trên 35 tuổi: tỷ lệ này là 1:350

– Mẹ bầu trên 40 tuổi: tỷ lệ thai nhi mắc bệnh này là 1:100

– Mẹ bầu 45 tuổi: tỷ lệ tăng cao 1:30

– Mẹ bầu 49 tuổi: tỷ lệ thai nhi mắc hội chứng này rất cao 1:10

Người mang chuyển đoạn di truyền gây Hội chứng Do.wn: Cả nam giới lẫn phụ nữ đều có khả năng di truyền cho đời sau chuyển đoạn di truyền gây hội chứng Do.wn.

Từng mang thai hoặc sinh con mắc hội chứng D.own: Nguy cơ sinh con hoặc mang thai bị bệnh trong những lần tiếp theo là 1:100. Các cặp vợ chồng nên tư vấn với bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia di truyền để đánh giá nguy cơ trước khi quyết định có con tiếp.

Cách phòng tránh sinh con bị bệnh Do.wn:

Hiện vẫn chưa có cách phòng tránh hội chứng Do.wn. Nếu các mẹ có nguy cơ cao sinh con bị mắc hội chứng Do.wn, hoặc đã có bé mắc hội chứng Dow.n, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi mang thai.

Chuyên gia có thể giúp các mẹ hiểu rõ tỷ lệ có con bị hội chứng Do.wn là bao nhiêu, các xét nghiệm tiền sinh nên làm, cũng như ưu và nhược điểm của các xét nghiệm này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *