Tại sao có quan niệm phải đẻ con trai mới nối dõi được tông đường?

Đẻ con trai mới nối dõi được tông đường, liệu quan niệm của ông cha từ xa xưa này là đúng hay sai, hãy khám phá nhé!

Từ bao đời nay, chuyện phải đẻ bằng được một cậu con trai để nối dõi tông đường hay để có thằng đứng chống gậy bên linh cữu lúc ra đi là vấn đề vô cùng quen thuộc. Tưởng chừng, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi quan niệm ‘trọng nam khinh nữ’ không còn thì câu chuyện trên sẽ dừng lại nhưng không, nó còn được truyền từ đời này đến đời khác, hiện hữu trong tâm thức của các đấng mày râu, nhất là con trưởng hoặc con trai độc đinh trong nhà càng mong muốn làm bằng được điều này.

Quan niệm xưa phải đẻ con trai mới nối dõi được tông đường.
Vậy thực hư quan niệm này là như thế nào và có đúng là chỉ có con trai mới nối dõi được tông đường? Cùng tìm hiểu với Webtintuc ngay dưới đây.

Theo các nhà nghiên cứu, quan niệm này bắt nguồn sâu xa từ phong tục, tập quán, truyền thống Nho Giáo, Phật Giáo cách đây hàng nghìn năm chứ hoàn toàn không dựa vào bất cứ cơ sở khoa học nào. Nên mới hình thành quan điểm ‘trọng nam khinh nữ’ và có bài ví về con gái như sau:

‘Chúng con là lũ vịt trời;

Bé thì ăn hại, lớn lại bay đi’

Cộng thêm tư tưởng ‘trẻ cậy cha, già cậy con’ mà bé trai được coi trọng hơn bé gái. Hơn thế, gia đình không có con trai chắc chắn sẽ ‘tuyệt tử tuyệt tôn’, con gái không có tiếng nói cũng như chỗ đứng trong gia đình. Ngày lễ tiết, giỗ chạp chỉ có đàn ông mới được ra vào nhà thờ họ còn đàn bà thì phải quanh quẩn nhà bếp.

Nhiều gia đình hiện nay đẻ toàn con gái vẫn hạnh phúc, vui vẻ bên nhau.
Thậm chí, còn vì chuyện đẻ con trai, con gái mà nhiều gia đình ly tán. Người vợ chỉ ‘biết’ sinh con gái, không biết sinh con trai mà chồng sẵn sàng lấy vợ 2 để tìm kiếm thằng cu nối dõi tông đường. Điều này dẫn đến mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.

Tuy nhiên, trên mặt di truyền học lại cho thấy, dù là bé trai hay bé gái đều nhận được 50% gen di truyền từ bố và 50% gen di truyền từ mẹ. Chúng chỉ khác nhau về nhiễm sắc thể XY và XX để phân biệt đâu là giới tính đực và đâu là giới tính cái. Đồng thời, việc sinh nam nhi hay nữ nhi quyết định lớn nhất vào nam giới, chỉ một phần nhỏ phụ thuộc vào nữ giới.

Từ đó có thể thấy được mối liên hệ mật thiết giữa con cái và bố mẹ, con trai hay con gái  đều như nhau, chẳng có bất cứ khác biệt nào. Tư tưởng phải đẻ con trai mới nối dõi được tông đường chỉ là hủ tục, lạc hậu, cố hữu cần được xóa bỏ.

Dẫu là con trai hay con gái vẫn có thể nối dõi tông đường, chứ chẳng hà cớ gì chỉ riêng con trai. Chỉ cần em bé hiếu thảo, thông minh, tài giỏi là đã thỏa được lòng mong ước của các bậc phụ huynh hiện nay.
Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *