Thành phố biển Nha Trang thời ấy và bây giờ: xem mà ngỡ ngàng

Nha Trang hiền hoà với biển xanh, cát trắng, người Nʜa Tɾang thân thiện đã quá quen với du khách từ thập niên 60, 70. Nơi đây đón nhận du khách mọi lứa tuổi thoát khỏi cái nóng của Sài Gòn, Hà Nội… để đến với thành phố biển tuyệt đẹp này.


Một góc nhìn khác cũng từ cầu Xóm Bóng – Ảnh: Khánh Hmoong

So với nhiều đô thị trong cả nước, Nʜa Tɾang là một thành phố trẻ. Nếu lịch sử hình thành và phát triển Khánh Hòa được lấy mốc năm 1653, khi chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần lập nên 2 phủ Diên Ninh, Thái Khang để từ đó hình thành nên Khánh Hòa ngày nay thì lịch sử đô thị ɴʜα.Tɾαɴg chưa đầy 1 thế kỷ.


Hình ảnh tháp Bà (Tháp Ponagar) năm 1927, lúc này phía cửa sông Cái còn là hồ sen thơm ngát

Trước năm 1924, vùng đất Nha Trang ngày nay còn thuộc huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa. Năm 1924, vua Khải Định ra đạo dụ thành lập thị trấn ɴʜα.Tɾαɴg. Đầu thế kỷ XIX, Nʜa Tɾang còn là một bãi biển hoang sơ với một làng chài vài mươi nóc nhà tranh dọc theo cửa sông Cái; trải qua bao nhiêu thăng trầm, giờ đây thành phố biển đã khoác lên mình một tấm áo mới, kiêu sa hơn, lộng lẫy hơn.


Toàn cảnh Nha Trang xưa

Năm 1924, năm Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập Thị trấn Nʜa Tɾang (centre urban). Những người dân sinh ra ở thành phố này, hiện nay bảy tám chục tuổi, hay hơn nữa, biết rõ ɴʜα.Tɾαɴg xưa hơn tôi nhiều.


Đường biển Nha Trang 1953 Đại Lộ Duy Tân

Hồi đó, tức là trước năm 1924, tên Nʜa Tɾang chỉ cả khu vực huyện Diên Khánh, nơi lỵ sở của Nam Triều (triều Nguyễn) như Nguyễn Siêu trong Phương Đình Dư Địa chí đã ghi :

“Năm Quý Sửu (1793) đại quân lấy lại Bình Khang doanh, tiến đánh thành Quy Nhơn, lúc ban sư đắp thành đất ở thủ sở ɴʜα.Tɾαɴg gọi là Thành Diên Khánh, núi sông thực là thiên hiểm, tục gọi là Nʜa Tɾang thành”


Gắn liền với tháp Bà là cây cầu bắc ngang qua sông Cái. Cầu Xóm Bóng thuở mới được người Pháp xây dựng.

Thành đất ở thủ sở Nʜa Tɾang này được xây dựng năm 1793, trên lũy Hoa Bông cũ, nơi đã từng đặt lỵ sở cũ phủ Diên Ninh, sau đó là phủ Diên Khánh thuộc dinh Thái Khang, Bình Khang. Nguyễn Siêu còn viết thêm : “Năm Minh Mạng thứ 13 (1832) chia hạt gọi là tỉnh ɴʜα.Tɾαɴg… ”


Tấm hình này cận cảnh hơn, có thể thấy được Lầu ông Năm ở xóm Cồn.

Ta biết rằng, năm 1832, vua Minh Mạng đã có sự cải tổ về đơn vị hành chánh. Trong Đại Nam Thực Lục có ghi :
“Nhâm Thìn, năm Minh Mạng thứ 13 (1832), tháng 10, ngày mồng 1, : Bắt đầu chia hạt, đặt quan từ Quảng Nam trở vào Nam” (…) 1. Chia tỉnh hạt : …. Tỉnh Khánh Hòa : trước là Bình Hòa, thống trị phủ Diên Khánh, Ninh Hòa và 4 huyện Phúc Điền, Vĩnh Xương, Quảng Phúc, Tân Định. Trước 2 huyện Hoa Châu và Phúc Điền, nay gộp lại thành huyện Phúc Điền”

Như thế, Nguyển Siêu gọi tỉnh hạt Khánh Hòa là tỉnh Nʜa Tɾang là lấy tên ɴʜα.Tɾαɴg cũ gọi nơi lỵ sở của quan chức triều Nguyễn đóng ở Thành. Lúc đó, Phúc Điền là huyện thuộc phủ Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa và khu vực thành phố Nha Trang hiện nay là thuộc huyện Vĩnh Xương, tổng Xương Cát cũng nằm trong phủ Diên Khánh.


Cảng cá Xóm Bóng ngày xưa…

Trong một quyển sách viết về “Alexandre Yersin, người chiến thắng bệnh dịch hạch” của Henri H.Mollaret và Jacqueline Brossollet, ta thấy người Châu Âu rất say mê khí hậu và quang cảnh Nʜα Tɾαng vào năm 1900, cách đây gần một trăm mười năm:
Người Châu Âu, họ chỉ khoảng 20 người vào năm 1900 cư ngụ dọc theo vịnh cát mịn tuyệt đẹp. Còn làng của người bản xứ, gồm những mái nhà nhỏ lại đóng tại địa điểm gọi là Mũi dân chài, tại cửa sông để ra biển Đông, trong một vịnh nhỏ khuất gió. (…).


Những con thuyền của năm 40

ɴʜα.Tɾαɴg rất thoáng mát nhờ vào gió biển lẫn các ngọn gió bri-zơ (gió biển, brise de mer) từ các ngọn núi lân cận thổi vào và được hút về phía mũi tàu bởi một dãy thung lũng nhô cao phía trên vịnh. Với một nguồn nước thật tinh khiết lấy từ các giếng, Nha Trang trở thành nơi nghỉ ngơi và nghỉ mát của những người Châu Âu sống tại Đông Dương. Thế là kéo theo sự xây dựng nhiều khách sạn, villa và tất cả sự đô thị hóa cần thiết cho những gia đình đi nghỉ hè.. « . Nhưng đó Nʜα Tɾαng năm 1900, còn năm 1891 trước đó, khi bác sĩ Yersin lần đầu tiên đến đây, từ biển nhìn vào “anh rất kinh ngạc trước khung cảnh hùng vĩ – núi với biển – ánh sáng chói ngời long lanh dưới nước, và sự yên tĩnh trong veo dưới một làn gió nhẹ của cảnh này sẽ còn mãi mãi là nơi gắn bó nhất với anh ở Đông Dương. Anh thấy nơi này có phần vắng vẻ. Nhìn từ ngoài biển, cả một dải cát trắng trên bờ biển, kéo dài đến sáu cây số là một bãi sa mạc.


Hải đảo xưa (nhìn từ tháp Bà)…

Mấy ngôi nhà tranh đơn sơ của dân chài xếp hàng dọc theo một dải đất ở cửa sông, nơi có một số tàu đánh cá đến trú. Vài ba ngôi nhà trệt rải rác đó đây là nhà của các viên chức người Pháp ở đây : Một công sứ, một đội trưởng cảng sát, một ông trưởng khế, một thuế quan. Bởi vì nếu Nʜα Tɾαng là nơi có công sứ Pháp ở thì nó không phải là một trung tâm lớn, đông dân của tỉnh và là nơi dinh lũy của chính quyền bản xứ. Không có buôn bán. Không có công nhân tại chỗ. Không có vật liệu xây dựng gần đó. Đường biển là phương tiện giao thông và vận tải duy nhất đi về phía Nam bộ, Trung Trung bộ và Bắc bộ…


Nhà thờ Chánh tòa Kitô vua (Nhà thờ Núi) được xây dựng vào năm 1928 theo phong cách kiến trúc nhà thờ phương Tây. Hình chụp năm 1954. Nếu nhìn kỹ sẽ thấy lá cờ của Pháp vẫn còn tung bay.

Cảng ɴʜα.Tɾαɴg lúc đó, năm 1920 đã được xây dựng ở một cầu tàu nhỏ ở chỗ hiện nay, dùng cho chiếc tàu lưới rà chuyên dùng của Viện Hải Học Đông Dương có tên là De Lanessan đậu và hoạt động thí nghiệm. Người dân lúc bấy giờ thường gọi Hải học Viện (nay là Viện Hải Dương Học Nʜα Tɾαng) là sở cá và quen gọi cảng này là bến Cầu Đá. Cảng này cũng là nơi qua lại của một vài tàu hàng và các thuyền buồm lớn đến từ Trung Hoa.


Hòn Chồng

Về Bãi biển Nʜα Tɾαng

Bác sĩ Yersin cũng có những nhận xét : Trên một bãi cát mịn dài bảy cây số, chạy theo đường vòng cung, những làn sóng đã được các vách đá làm dịu đi rất nhiều, không ngừng dào dạt. Cát trải dài trắng xóa lấp lánh dưới ánh mặt trời nhiệt đới này bị những đường uốn lượn của một dãy núi dài cắt ngang về phía Bắc, vừa đưa khu rừng nhiệt đới đi thẳng biển thành một mũi nhọn. (…).


Và về khí hậu nơi đây, trên bờ biển khí hậu dịu đi nhờ có hơi gió nhẹ từ trong đất liền và từ ngoài biển thay nhau đều đặn thổi về suốt cả ngày.(…). Ngày 9.6. 1986, Yersin viết cho ông Ru (Bs Roux chuyên ngành vi trùng học): » Ông Ru quý mến ơi, xin ông hãy đến đây gặp lại tôi, nếu ông biết ở đây dễ chịu đến chừng nào. Không bao giờ nóng quá, không bao giờ lạnh quá và rất yên tĩnh để làm việc


Nhà bác sĩ Yersin

Năm 1895 từ Pari quay về lại nơi này, Nʜα Tɾαng lúc đó có một lô cốt cũ vươn lên giữa vài ngôi nhà thấp của khu kiều dân Pháp bên bãi biển và những căn nhà chòi của ngư dân gom lại chỗ góc cửa sông , nơi xóm Cồn bây giờ. Cái lô cốt này, Bs Yersin mua lại vào năm 1895 và ông đã biến nó thành nơi ăn ở, làm việc, quan sát.., mà dân ở Xóm Cồn thường gọi nôm na là Lầu Ông Tư, một di tích nay không còn nữa.


Nhà bác sĩ Yersin xưa . Sau năm 1975 bị đập đi làm khách sạn

Nay không thấy được Lầu Ông Tư, vậy đọc trên sách vậy: «Qua nhiều lần dọn dẹp, ông đã biến nó thành ngôi nhà ở của mình. Khối gạch hình lập phương với cạnh là 7,50 thước và gồm hai tầng này, hoàn toàn được bao bọc bởi một ban công và chấn song cao 2m. Mặt hướng ra biển và hơn nữa có một phần nhô ra rất rộng. Hệt như một ngôi nhà ở các khu phố cũ của Luân Đôn, mỗi tầng của nó chỉ có một phòng duy nhất, tầng trệt là phòng ăn, lầu một làm văn phòng, phòng ngủ đặt tại lầu hai. Đầu tiên mái nhà lợp bằng ngói. Ngôi nhà cao này nhô cao phía trên thành phố Nʜα Tɾαng một thời gian dài.


Suối Dầu ɴʜα.Tɾαɴg

Vào khoảng năm 1908, Khi Yersin cho thay mái ngói bằng một ân thương bằng xi măng để lắp đặt một đài thiên văn nhỏ, ngôi nhà lại càng dễ nhận ra hơn từ phía xa bởi mái vòm của nó. Suốt gần nửa thế kỷ, Yersin ở và làm việc tại đây. Từ đây ông quan sát biển và cửa sông, thấy những phụ nữ lom khom đi bắt tôm hay hoạt động của dân chài … .

Về Đường cái quan

Từ năm 1895 đến năm 1904, lúc Bs Yersin đến cư ngụ tại thành phố này, “không ai có thể thấy trước là ɴʜα Tɾαɴg sẽ trở thành bãi tắm cho những người đã bị mệt mỏi vì khí hậu ở Nam bộ và vì những nơi thiếu vệ sinh ở phía Nam Đông Dương. Mấy năm sau đã có những khách sạn lớn và những biệt thự xếp hàng dài theo bờ biển để đón họ. Con đường sắt xuyên Đông Dương dài 1.860 cây số từ Sài Gòn đi Hà Nội, sẽ đưa họ tới đó.. Kể cả những xe ô tô riêng và những xe ca trên con đường cái quan cũng dùng nơi đây làm nơi nghỉ chân hiếm có… » .


Đường Lý Thánh Tôn (đoạn nối với Phan Chu Trinh) năm 1966 và nay. Con đường nay đã thay đổi, chỉ trừ căn nhà cổ màu vàng phía bên tay phải mà nhiều người dân ở đây khi đi ngang qua con đường này chắc cũng để ý. – Ảnh: Khánh Hmoong

Đường cái quan (route mandarine) đây nay là đường Quốc lộ 1A đi từ Bắc vào Nam, được thay đổi nhiều lần và tên cũ mất đi để trở thành “Con đường thuộc địa số 1 xứ An-nam” như người Pháp đã gọi. Đường bộ phải qua đèo cao, rừng rậm, nhiều thú dữ nhất là cọp, nên chỉ dùng trong chinh chiến. Chủ yếu quan dân đi lại, vận tải hàng hóa bằng đường thủy. Đời vua Gia Long, cho trùng tu lại quốc lộ Bắc Nam, gọi là Đường cái quan hay Quan lộ và vào năm 1803 cho lập các Trạm dịch. Quan quân, dân thường di chuyển trong địa phận tỉnh phải qua 10 Trạm dịch, trên những con đường gian nan, vất vả và nguy hiểm vì nạn cọp. Trạm gần nội thành thành phố ɴʜα Tɾαɴg được đặt tại thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương. Từ trạm này, muốn qua huyện Diên Khánh để vào trạm trong thì đi trên con đường, nay là đường Cải lộ tuyến, xưa là con đường đất, qua Cầu Thành, cây cầu gỗ nối liền thôn Phú Lộc qua chợ Thành.


Đường Yersin năm 1966-1967. Ảnh gốc được chụp bởi Paul Gansky. – Ảnh: Khánh Hmoong

Từ năm 1924, khi lập thị trấn ɴʜα Tɾαɴg, các công sở của người Pháp được xây dựng ở đây và một trạm dịch, Trạm Nha Trang, cũng được xây dựng gần nơi Tòa Sứ, nay là trụ sở của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh (cộng sản). Như vậy, từ đó, trạm Hòa Cát phải qua trạm ɴʜα Tɾαɴg rồi mới lên huyện Diên Khánh bằng con đường dài 10 cây số, là đường 23 tháng Mười hiện nay để đi vào trạm trong .

Sau 1885, Pháp đặt nền cai trị, di chuyển binh lính, chiến cụ, khai thác tài nguyên cần đường đi lại cho thuận tiện. Pháp cho lập cơ quan Công trình công cộng (còn gọi là Lục Lộ) để làm đường mới, nới rộng đường cũ, cho tráng nhựa. Sở Lục Lộ ɴʜα.Tɾαɴg được thiết lập đầu thế kỷ 20, do các kỹ sư Pháp quản lý, còn công nhân là người Việt. Sau này, Pháp thiết lập sở Công Chánh, quản lý về đường sá, cầu cống, thuyền bè, thủy lợi, hải cảng, kiến trúc đô thị …

Về trách nhiệm các công trình của khu miền Nam, từ Quảng Nam đến biên giới Nam Kỳ, bản doanh đặt tại ɴʜα Tɾαɴg, mang tên Khu Công Chánh miền Nam Trung bộ, đặt nơi tòa nhà hiện nay là Bảo Tàng Tỉnh Khánh Hòa.

Về đường sắt

Người Pháp làm đường sắt tuyến Sài Gòn – NhaTrang trong 12 năm liên tục, từ năm 1901, đến năm 1913 mới đến Phú Vinh, nằm cạnh đường 23 tháng 10 hiện nay, thuộc xã Vĩnh Thạnh, có độ dài 462 km.


Ga N.Trang

Ga này có điểm đặc biệt là khi tàu muốn trở đầu chạy vào Sài Gòn, vì không có đường vòng nên đầu máy của nó được đặt vào một bộ phận, gọi là cầu quay. Có một bộ phận máy móc quay cho đầu tàu quay lại, sau đó đầu tàu nối vào các toa và chạy vào ga Sài Gòn. Sau khi Ga NhaTrang được thành lập, cầu quay này không được sử dụng nữa và Pháp đã dùng nó, sửa lại để nhốt những nguời đứng lên chốɴg Pháp, vì lúc đó, nhà lao ɴʜα.Tɾαɴg chật kín cả t.ù nhâɴ.


Chuyến tàu hỏa Sài Gòn – Nha Trang năm 1952

Năm 1928, Pháp khởi công làm tuyến đường sắt ɴʜα.Tɾαɴg – Đà Nẵng, đồng thời người Pháp cho khởi công xây Ga và nối đường sắt từ ga Phú Vinh về đây. Nhà ga có 5 đường tránh tàu và đặc biệt có đường sắt vòng, bao quanh khu ga, tàu không trở đầu máy như các ga khác, thường gọi là đường vòng bóng đèn. Nhà ga xây trệt, mái lợp ngói, nhưng có kiểu dáng kiến trúc đẹp, ngày nay vẫy giữ được y nguyên như thế. Lại nữa, trước mặt ga lại có công viên, vườn hoa (thời chính quyền Sài Gòn cũ có tên là công viên Trịnh Minh Thế, sau 1975, công viên mang tên Võ Văn Ký), tạo cho nhà ga một cảnh quan thông thoáng. Nhà ga được khánh thành vào ngày 2.9.1936.

Từ năm 1940 – 1943, người Pháp còn cho làm một đường sắt nhánh từ đây xuống cảng Cầu Đá, nhưng dở dang sau đó được tháo gỡ toàn bộ.

Về Đường hàng không


Sân bay NhaTrang thời Việt Nam Cộng Hoà

Pháp cho xây một sân bay từ năm 1930, đến năm 1935 mới hoàn thành và đưa vào sử dụng. Sân bay nằm trên đường dọc biển. Dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, sân bay được sửa lại cho các loại phi cơ phản lực có thể hạ cánh, cất cánh được.


Sân bay Nha Trang thời Việt Nam Cộng Hoà

Khi Mỹ vào đây đóng quân, cho mở đường băng dài thêm và mở rộng khu vực sân bay, xây dựng hệ thống kho tàng lớn để phục vụ không lực tác chiến, vận chuyển trên cả 2 vùng chiến thuật. Ngoài ra, tại đây, Trường Huấn luyện Chiến thuật Không quân cũng được mở để đào tạo phi công. Ngoài vận chuyển quân sự, sân bay còn phục vụ dân sự, đường bay nối NhaTrang với Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế, Pleiku, Đà Lạt …


Sân bay N.Trang thời Việt Nam Cộng Hoà

Sau 1975, sân bay vẫn chuyển hành khách hàng hóa đi các nơi trên.


Cảng hàng không Nha Trang

Đến tháng 5 năm 2004, sân bay Cam Ranh được thiết lập và đưa vào sử dụng, thay thế sân bay do diện tích hẹp và độ an toàn không bảo đảm. Từ đó, sân bay NTrang chỉ còn dùng cho việc tập luyện của Trường Sĩ Quan Kỹ thuật Không Quân.


Giờ đây đã mang một diện mạo mới


Chùa Long Sơn (Chùa Phật Trắng) …


Ven biển Trần Phú B


Nay là đường Phạm Văn Đồng với nhiều công trình mới mọc lên.

Duy Phan 24/10/2020

Bài viết được tham khảo:
Chùm ảnh Nha Trang ngày ấy – bây giờ
Tìm Về Nha Trang Xưa – Ngô Văn Ban
Khánh Hòa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *