Phác họa cuộc đời của Hàn Mặc Tử qua ca khúc cùng tên của Trần Thiện Thanh

“Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Trăng nằm im trên cành liễu đợi chờ
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Chẳng bán tình duyên ước hẹn hò”

Một sáng tác của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh ca khúc “Hàп мặc Ƭử” ra đời vào khoảng thập niên 1960. Đây được coi là 1 tác phẩm vô cùng nổi tiếng viết về cuộc đời của chàng thi sĩ Hàn Mặc Tử, một nhà thơ nổi tiếng nhất trong dòng thơ lãng mạn hiện đại, tuy có tài nhưng đoản mệnh.

Ca khúc được ca sĩ Trúc Mai thể hiện lần đầu tiên vào năm 1965, tại rạp hát Thanh Bình – Sài Gòn. Với giọng hát êm ái, tha thiết như thổi hồn vào bài hát làm người nghe dễ dàng cảm nhận, cũng vì thế mà bài hát được nhiều người đón nhận và yêu mến, trở nên nổi tiếng nhất Việt Nam thời ấy.

Chỉ mới 28 tuổi, cái tuổi đang độ xuân xanh còn yêu cuộc sống nhưng ông lại ra đi để lại bao tiếc nuối cho đời. Tài năng và số mệnh của ông được nhiều người nhắc đến. Từ báo đài, thơ ca, cải lương, tiểu thuyết, phim truyện được tình chiếu trên đài truyền hình Việt Nam.

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh năm 1912 tại Quảng Bình, gia đình theo đạo công giáo. Từ nhỏ ông đã được cha mẹ cho ăn học nhiều trường. Năm 1926 cha ông mất lúc đó ông đang theo học tại trường Pellevin ở Huế, đến năm 1930 ông nghỉ và chuyển vào Quy Nhơn theo mẹ. Ông vốn ốm yếu từ nhỏ, tính tình lại rất hiền lành, thích văn thơ và thường kết giao với rất nhiều bạn bè trong lĩnh vực này.

Tài năng thơ phú của ông được bộc lộ từ khi ông mới 16 tuổi. Ông chịu khá nhiều ảnh hưởng về tư tưởng của Phan Bội Châu, 2 người cũng đã từng gặp mặt và được Phan Bội Châu giới thiệu bài thơ “Thức khuya” lên báo. Sau đó ông nhận được 1 suất học bổng đi Pháp nhưng vì quá thân với Phan Bội Châu nên bị đình lại. Đến năm 21 tuổi ông vào Sài Gòn lập nghiệp.

Đến Sài Gòn ông làm phóng viên cho 1 tờ báo công luận, công việc phụ trách chính cho trang thơ. Ngày ấy có 1 cô gái tên Mộng Cầm ở Phan Thiết thường hay làm thơ gởi lên báo. Những bài thơ của cô được ông chú ý đến và từ đó ông bắt đầu tìm hiểu, sau đó hai người bắt đầu qua lại tìm hiểu nhau. Ông quyết định ra Phan Thiết để gặp mặt Mộng Cầm và rồi tình yêu đầy lãng mạn ra đời.Đường lên dốc đá nửa đêm trăng tà nhớ câu chuyện xưa. Lầu ông Hoàng đó thuở nao chân Hàп мặc Ƭử đã qua”. Họ cùng nhau dạo chơi vào những đêm trăng thanh vắng

Thi sĩ Bích Khê là cậu của Mộng Cầm, nhờ có Mộng Cầm mà Hàп мặc Ƭử được quen biết với thi sĩ Bích Khê, sau những lần gặp gỡ trò chuyện thì 2 người dần trở nên thân thiết như tri kỉ. Những dịp cuối tuần về Phan Thiết thăm Mộng Cầm, Hàп мặc Ƭử đều ở nhờ nhà Bích Khê.

Đầu năm 1935, ông phát hiện mình mắc căn bệnh phong, nhưng ngày ấy ông chưa biết mức độ nguy hiểm của căn bệnh ấy nên không mấy quan tâm. Đến năm 1963 sau khi xuất bản tập thơ “Gái quê” ông được mời lại vào Sài Gòn để làm chủ bút cho tờ Phụ nữ Tân Văn, nhưng vì để chữa cho dứt bệnh tình mới yên tâm công tác. Nào ngờ căn bệnh nan y không thể chữa khỏi. “Trách thay cho tơ duyên chưa thắm nồng đã vội tan” kể từ khi biết bệnh tình của mình ông  vẫn thư từ qua lại nhưng dần lãng tránh tình yêu với Mộng Cầm.

“Hàп мặc Ƭử xuôi về quê cũ, giấu thân nơi nhà hoang
Mộng Cầm hỡi thôi đừng thương tiếc, tủi cho nhau mà thôi
Tình đã lỡ xin một câu hứa, kiếp sau ta trọn đôi
Còn gì nữa thân tàn xin để một mình mình đơn côi.”

Bệnh ngày càng trở nên nặng hơn nên ông quyết định về lại Quy Nhơn thuê 1 căn nhà ven biển Gềnh Ráng để ở. Hàng ngày có người em họ là Phạm Hành thường xuyên qua lại chăm sóc ông

Vào năm 1938-1939 ông bị căn bệnh hành hạ đau đớn, vào mỗi lần trăng lên thì bệnh càng bộc phát chỉ có thơ mới làm dịu đi vết thương thể xác lẫn tâm hồn này, chắc cũng chính vì thế mà ông đã cho ra đời bài thơ “Trăng vàng ngọc”.

Năm tháng sau bệnh tình ngày càng nặng ông phải chuyển qua Bệnh viên phong Quy Hòa, nơi đó chỉ dành cho những ca cực kì nặng, không còn khả năng cứu chữa.

 

Ngày 11 tháng 11 năm 1940 Hàп мặc Ƭử ra đi mãi mãi, để lại bao tiếc thương cho những người thân và cho bao người mến mộ ông. Kết thúc chuỗi ngày đau đớn vì bệnh tật của mình, khép lại cuộc đời của một người thi sĩ tài hoa.

 

Sau lần đến viếng mộ của Hàn Mặc Tử và nghe về tiểu sử của cuộc đời ông, Trần Thiện Thanh đã viết nên ca khúc này để tỏ lòng thương tiếc cho một người thi sĩ tài hoa nhưng lại có số phận quá bi đát.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *