“Cô láng giềng” mối ƫìпh của nhạc sĩ Hoàng Quý với hoa khôi nức tiếng đất Cảng

Có một người ca sĩ xinh đẹp, nhu mì đã làm cho biết bao chàng đất cảng phải điêu đứng. Đó chính là ca sĩ Hoàng Oanh hoa khôi của vùng đất cảng Hải Phòng. Ba chàng trai Văn Cao, Hoàng Quý và Kim Tiêu cũng không là ngoại lệ trong số đó. Cả 3 chàng trai chơi thân với nhau lại cùng đem lòng tương tư một cô gái tìɴh cảnh thật khó xử.

Nhưng cuối cùng thì chỉ có một người đến với nàng. Đó chính là nhạc sĩ Hoàng Quý, người đã thành lập nên nhóm nhạc sĩ Đồng Vọng trước năm 1945 gồm có Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận, Phạm Ngữ và em trai ông Hoàng Quý. Đây là nhóm nhạc đầu tiên sáng tác những bài hùng ca, ca ngợi đất nước và tuyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam : Bên Sông Bạch Đằng, Nước Non Lam Sơn, Tiếng Chim Gọi Đàn, Bóng Cờ Lau, Nắng Tươi, Chiều Quê,Về Đồng Quê, Ngày Xưa… Tíɴh đến thời điểm này đã xuất bản trên 60 ca khúc.

Nhạc sĩ Hoàng Quý (1920-1946), ông sinh ra tại Hải Phòng, từng là học trò của nhạc sĩ Lê Thương khi còn đang theo học tại trường Trung học Lê Lợi tại Hải Phòng và theo học với nữ giáo sư âm nhạc Leperète. Với khả năng cảm thụ âm nhạc tốt nên ông đã trở thành giáo viên dạy nhạc tại trường Bonnal.

Cũng giống như Đặng Thế Phong, nhạc sĩ Hoàng Quý cũng là một người nhạc sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh. Sau khi cưới Hoàng Oanh được vài năm thì ông mắc bệnh nan y và qua đời khi mới ngoài đôi mươi. Để lại một sự tiếng nuối cho hậu thế. Bởi nếu như những con người tài năng ấy không bạc mệnh mất sớm thì sẽ còn rất nhiều tác phẩm bất hủ để lại cho đời sau.

Nhạc sĩ Hoàng Quý có rất nhiều sáng tác nhưng có một bài hát luôn gắn liền tên tuổi với ông, ca khúc “Cô láng giềng”. Được sáng tác trong khoảng thời gian 1942 -1943 khi ông rời Hải Phòng lên Sơn Tây làm thư kí cho một trại chăn nuôi bò. Nhạc sĩ Hoàng Quý có dáng người cao, điển trai nên có rất nhiều người đẹp theo đuổi, nhưng ông chỉ một mực chung tìnɦ với ca sĩ Hoàng Oanh.

Lên Sơn Tây được 6 tháng, vì sự xa cách và nhớ nhung người êu nên ông lại trở về Hải Phòng. Trong thời gian ấy ông đã sáng tác ca khúc “Cô láng giềng” nói về cuộc tìnɦ của chính mình. Trên đường trở lại Hải Phòng ông đã ghé thăm người em trai là Hoàng Phú (tức nhạc sĩ Tô Vũ) ở Hà Nội và có cho em mình xem qua ca khúc này.

Hôm nay trời xuân bao tươi thắm
Dừng gót phiêu linh về thăm nhà
Chân bước trên đường đầy hoa đào rơi
Tôi đã hình dung nét ai đang cười

Tôi mơ trời xuân bao tươi thắm
Đôi mắt trong đen màu hạt huyền
Làn tóc mây chiều cùng gió ngàn dâng sóng
Xao xuyến nỗi niềm êu…

Mùa xuân, mùa của tìnɦ yêυ đôi lứa, mùa mà ƫìпh yêυ được đâm hoa kết trái ngọt. Trên con đường “đầy hoa đào rơi” làm tâm trạng của người trở về lâng lâng vui sướng, cùng tâm hồn lạc quan êu đời.

Sau những tháng ngày xa cách người trong tâm trí chàng trai luôn mang theo hình ảnh của người ყêυ , bởi thế trên đường về chàng đã hình dung ra được nét mặt vui sướng của cô gái khi đón mình trở về.

Trong đất trời xuân hòa quyện cùng tâm trạng hạnh phúc, giấc mơ được gặp lại “đôi mắt màu hạt huyền” nay đã trở thành hiện thực. Tóc mây dài bay theo làn gió chiều như những cơn sóng nhấp nhô từng nhịp làm tâm hồn chàng trở nên xao xuyến.

 

Cô láng giềng ơi!
Không biết cô còn nhớ đến tôi
Giây phút êm đềm ngày xưa kia, khi còn ngây thơ
Cô láng giềng ơi!
Tuy cách xa phương trời tôi không hề
quên bóng ai bên bờ đường quê
Đôi mắt đăm đăm chờ tôi về

Mối tìпh được gieo mầm từ thuở còn thơ, được kết tinh từ thuở thanh mai trúc mã. Tuy trong lòng vui sướng hạnh phúc khi được trở về gặp lại người êu nhưng trong lòng chàng trai vẫn luôn lo lắng không biết cô còn nhớ đến mình hay không? Nhưng về phía chàng trai trong lòng vẫn luôn hướng về cô gái ấy “Tuy cách xa phương trời tôi không hề quên bóng ai bên bờ đường quê”. Chàng luôn hy vọng và chờ đợi một ánh mắt “đăm đăm chờ tôi về”

Năm xưa khi tôi bước chân ra đi
Đôi ta cùng dứng bên hàng tường vi
Em nói rằng em sẽ chờ đợi tôi
Đừng nói đến phân ly
Cô láng giềng ơi!
Nay bóng hoa bên thềm đã thắm rồi
Chân bước vui bên bờ đường quê
Em có hay chăng giờ tôi về

Khi xưa khi từ biệt nhau ra đi, cũng bên hàng tường vi ấy em hứa sẽ chờ đợi ngày tôi trở về. Cô gái nhắc nhở chàng trai đừng nói đến 2 từ “phân ly” bởi ƫìnɦ yêυ này cả hai đã dành trọn cho nhau, trao cho nhau sự tin tưởng. Như một lời khẳng định dù có xa nhau về khoảng cách địa lý nhưng tìnɦ ყêυ sẽ không vì thế mà phai nhạt.

Và rồi sau bao ngày nuôi dưỡng thì tìnɦ ყêυ cũng đến ngày hưởng thụ trái chín. Kết thúc là một đám cưới đầy hạnh phúc trong niềm vui và tiếng cười. Ca khúc như một món quà cưới mà ông dành tặng cho người vợ mình – nữ ca sĩ Hoàng Oanh.

Vì quá thích giai điệu bài hát ” Cô láng giềng” nên nhạc sĩ Hoàng Phú đã xin phép anh trai mình viết thêm lời 2 cho bài hát này. Nhưng vô tìnɦ lại làm cho cái kết của câu chuyện không được trở nên trọn vẹn như ban đầu. Điều này đã gây ra sự hiểu lầm với người nghe, và nghĩ rằng cuộc tìnɦ của nhạc sĩ Hoàng Quý không được hạnh phúc như lời kể.

Trước ngõ vào thôn vang tiếng pháo
Chân bước phân vân lòng ngập ngừng
Tai lắng nghe tiếng người nói cười xôn xao
Tôi biết người ta đón em tưng bừng…
Đành lòng nay tôi bước chân ra đi
Giơ tay Ƅυồɴ hái bông hồng tường vi
Ghi chút tìпh em nói chờ đợi tôi
Đừng nói tới phân ly.
Cô láng giềng ơi
Nay mối duyên thơ đành đã lỡ rồi
Chân bước xa xa dần miền quê
Ai biết cho bao giờ tôi về.

Và nhạc sĩ Hoàng Phú đã có sự giải thích về điều này “Với Cô láng giềng, anh tôi chỉ sáng tác lời 1. Đó là những vần thơ đầy lạc quan, phấn khởi khi chia tay người ყêυ và hy vọng một ngày trở về gặp nhau trong vui mừng. Còn lời 2 là do tôi sáng tác thêm, đó là cảnh chàng trở về, ngày có một đám cưới làng quê tưng bừng rộn rã của chính người yêυ, và chàng Ƅυồɴ tìnɦ lặng lẽ ra đi… Thật ra lời 2 này không phải là tâm tư của Hoàng Quý mà do tôi hư cấu và Hoàng Quý đã đồng ý, xem như là một tác phẩm nghệ thuật chứ không phải là sự miêu tả một mối ƫìпh có thật, vì thực tế Hoàng Quý không có một bi kịch về tìɴh ყêu như nội dung của lời 2”.

Phù Sa

07/01/2020

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *