“Gởi em ở cuối sông Hồng” tìnɦ yêυ đôi lứa của các cɦiến sĩ biên phòng

Một trong những bài hát nổi tiếng trong bộ sưu tập âm nhạc cách mạng Việt Nam có ca khúc “Gởi em ở cuối sông Hồng” của nhạc sĩ Thuận Yến dựa trên lời bài thơ cùng tên của nhà thơ Dương Soái . Bài thơ “Gởi em ở cuối sông Hồng” được nhà thơ Dương Soái sáng tác vào năm 1979. Thời gian ấy đang xảy ra cuộc giao tranh vùng biên giới phía Bắc giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Nhà Thơ Dương Soái sinh năm 1950 tại Hà Nam. Vào năm 18 tuổi ông rời xa gia đình gia nhập đoàn công nhân địa chất Hoàng Liên Sơn. Lúc này nhà thơ Dương Soái đang là phóng viên của Đài Phát Thanh Hoàng Liên Sơn. Ông được cấp trên giao cho nhiệm vụ lấy tin ở vùng biên giới nơi cuộc cɦiến bảo vệ biên giới đang diễn ra vào tháng 2/1979

Nhà thơ Dương Soái

Tại láng trại của bộ đội, ông được gặp gặp gỡ các cɦiến sĩ từ mặt trận vừa trở về, người lành lặn có, người bị thương có. Người về trước, người về sau khi nhìn thấy nhau họ òa khóc khi biết tin nhau vẫn còn sống. Khi biết Dương Soái là phóng viên các đồng chí nói với ông rằng : “Anh là nhà báo, anh phải nói với mọi người rằng: Còn chúng em, thì còn biên giới”. Ngay sau đó các đồng chí ấy đồng loạt nhờ ông gửi giúp những lá thư của họ về với gia đình.

Lúc ấy các đồng chí chỉ mới thực sự bước vào trận cɦiến được 3 ngày nên thời gian rất ít ỏi. Có người đã chuẩn bị thư từ trước, có người viết nốt lá thư còn dang dở trước đó, còn có người chỉ vội xin tờ giấy, mượn cây bút viết vài dòng ngắn ngủi báo bình an đến gia đình hoặc họ chỉ kịp ghi địa chỉ nhờ ông đánh điện về với gia đình. Những lá thư ấy chỉ được gấp vội làm 3, làm 4 và trao lại cho nhà thơ.

Thời ấy các phương tiện tác nghiệp của nhà báo còn lạc hậu. Nên những câu chuyện của các cɦiến sĩ chỉ được thu âm vào các cuốn băng. Khi hoàn thành xong nhiệm vụ được giao, ông từ giã các đồng chí về lại Phố Lu (Lào Cai) để kịp đón chuyến tàu về lại Yên Bái.

Ga Phố Lu ngày nay

Trong lúc ngồi chờ tàu ở ga phố Lu, ông ngồi xem lại những lá thư mà các đồng chí gởi cho mình. Đa phần các địa chỉ nhờ gởi đến : Hà Sơn Bình, Hà Nam Ninh, Vĩnh Phú, Hải Hưng toàn những địa danh ở cuối dòng chảy của sông Hồng. Đây như một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi cuộc cɦiến này lại có rất nhiều người con ở dọc sông Hồng lên làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biên giới đến vậy. Bản thân ông cũng là một người được sinh ra bên dòng sông Hồng. Xúc cảm dâng trào ông đã viết nên bài thơ “Gởi em ở cuối sông Hồng”.

 

Một khúc sông Hồng ngày nay

Bài thơ đã được Hội Văn Học Nghệ Thuật Hoàng Liên Sơn in, sau đó báo Văn Nghệ cũng cho in bài thơ này. Sau một năm kể từ ngày bài thơ được xuất bản, có lần nhạc sĩ Thuận Yến vô tìпh dọc được bài thơ này, và ông đã phổ thành bài nhạc có tựa đề cùng tên và còn nổi tiếng đến tận bây giờ.

Nhạc sĩ Thuận Yến

Sau này khi nhạc sĩ Thuận Yến có cơ hội gặp nhà thơ Dương Soái ông mới kể cho nhà thơ nghe về nguồn cơ mà ông sử dụng bài thơ “Gởi em ở cuối sông Hồng” để phổ thành nhạc.

Sau khi cɦiến tranɦ biên giới kết thúc, ông đã có chuyến đi lên miền biên giới, trong chuyến đi đó ông đã gặp được cặp vợ chồng bộ đội biên phòng. Hai vợ chồng son mới cưới, nhưng vì nhiệm vụ cưới xong anh lại phải về lại đơn vị tiếp tục nhiệm vụ. Còn người vợ ở lại Thái Bình, vì nhớ chồng nên cô lên thăm.

Gặp hoàn cảnh ấy nhạc sĩ thực sự rất cảm động, ông khi ấy cũng ấp ủ ý định sáng tác một ca khúc nói về tìnɦ cảm ấy, mãi cho đến khi gặp bài thơ của Dương Soái thì lửa như rực cháy, và bài hát “Gởi em ở cuối sông Hồng” ra đời như vậy.

Đến năm 1999, tròn 20 năm kỉ niệm ngày ca khúc được ra đời Bộ Tư Lệnh Biên Phòng đã trao giải thưởng “Gởi em ở cuối sông Hồng” là bài hát được nhiều cɦiến sĩ bộ đội biên phòng bình chọn hay nhất.

Ban đầu ca khúc chỉ là hát đơn ca như bài thơ của nhà thơ Dương Soái, nhưng vợ nhạc sĩ Thuận Yến có góp ý với chồng mình nên viết theo kiểu hát song ca để các ca sĩ giao lưu với nhau thêm phần sinh động. Bên cạnh đó câu đầu của bài thơ : “Anh ở Lào Cai” đã được nhạc sĩ đổi thành “Anh ở biên cương”. Hai chữ “biên cương” mang tầm bao quát hơn không chỉ ở Lào Cai mà nói chung cho các vùng biên giới khác. Chính điều này mà nhà thơ Dương Soái thầm cảm ơn nhạc sĩ Thuận Yến.

Nhạc sĩ Thuận Yến và vợ NSƯT Thanh Hương

Ca khúc nói lên được tâm tư tìnɦ cảm của người lính miền biên giới nói chung. Họ hy sinh tìnɦ yêυ, hạnh phúc của chính bản thân để bảo vệ bình yên cho tổ quốc. Qua đây cũng nhằm tôn vinh sự hy sinh lớn lao ấy của các anh. Và tìпh yêυ của những người vợ nơi hậu phương đã luôn âm thầm chịu đựng sự xa cách, luôn ủng hộ và hỗ trợ các anh hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Phù Sa

30/12/2020

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *