Giai thoại kỳ thú về niên hiệu Cảnh Hưng của vua Hậu Lê: Nhờ 1 chữ mà thoát cảnh ngục tù

Vị vua thứ 26 của nhà Hậu Lê có rất nhiều giai thoại và câu chuyện ly kỳ, lạ lùng. Ngay cả đến niên hiệu của ông cũng gắn với một câu chuyện “nhìn chữ đoán mệnh”.

Lê Hiển Tông (1717-1786), vị hoàng đế thứ 26 của nhà Hậu Lê là vị vua có rất nhiều giai thoại và câu chuyện ly kỳ, lạ lùng. Ngay cả đến niên hiệu của ông cũng gắn với một câu chuyện “nhìn chữ đoán mệnh”.

Lê Hiển Tôпg tên thật là Lê Duy Diêu, con trai trưởng của Lê Thuần Tông. Vua sinh tháng 4 năm Đinh Dậu (1717), mất tháng 7 năm Bính Ngọ (1786), thọ 69 tuổi, là một trong số những vị có tuổi thọ cao nhất và là người thọ nhất triều Hậu Lê. Vị hoàng đế này cũng là một trong những người ở ngôi lâu nhất trong lịch sử Việt Nam và là người làm vua lâu nhất triều Hậu Lê.

Vua Lê Hiển Tông

Là vị vua áp chót của nhà Hậu Lê. Ông có tên húy Lê Duy Diêu, con trưởng của Lê Thần Tôпg. Năm 1740, ông được chúa Trịnh Doanh đưa lên làm vυa.

Hiếm có vị vua nào trong lịch sử phong kiến Việt Nam nắm giữ nhiều kỷ lục như Lê Hiển Tông, dù suốt cuộc đời làm vυa của ông, quyền hành đã nằm trọn trong tay các chúa Trịnh.

Từ tù nhân trở thành vua

Lê Duy Diêu dù sinh ra trong gia đình đế vương, nhưng đây là giai đoạn vυa Lê đã mất hết thực quyền vào tay chúa Trịnh. Các đời vua trước như Lê Kính Tông bị chúa Trịnh bức tử, Lê Dụ Tôпg bị ép phải thoái vị.

Bất bình trước sự lấn át của họ Trịnh, một số hoàng thân nhà Lê nổi lên chống lại. Năm 1738, con thứ tư của Lê Dụ Tôпg là Lê Duy Mật làm chính biến nhưng bất thành. Sau khi Lê Duy Mật bỏ trốn, Lê Duy Diêu bị Trịnh Giang bắt giam. Tưởng như một số phận bi thảm đang chờ đón phía trước, bất ngờ, ông lại được lên ngôi.

Do ăn chơi sa đọa, lại liên tiếp hãm hại các vυa Lê, Trịnh Giang bị ép phải thoái vị, nhường ngôi lại cho Trịnh Doanh. Khác với anh trai, Trịnh Doanh có chính sách ôn hòa hơn. Ông chủ trương đối xử tốt với các vua.Lê để thu phục lòng người.

Tranh vẽ vua Lê Hiển Tông. Nguồn: Sỹ Hòa/Báo Bình Phước.

Theo Hoàng Lê nhất thống chí, năm 1740, Trịnh Doanh lên ngôi chúa mới chuyển hoàng tử Lê Duy Diêu đến giam ở nhà cậu mình là Vũ Tất Thận. Kỳ lạ là, đêm trước đó, Vũ Tất Thận “mơ thấy thiên tử tới nhà, cờ quạt phấp phới, nhã nhạc vang lừng, rõ ra cảnh tượng của đời thái bình”.

Sáng hôm sau thấy quân lính giải hoàng tử đến nhà, ông ta rất kinh ngạc, cho là ứng vào giấc mộng của mình, bèn kể lại với chúa. Trịnh Doanh thấy vậy cho là người có phúc lớn bèn đón hoàng tử về tôn lên làm vυa, đặt niên hiệu là Cảnh Hưng.

Vậy là nhờ vào giấc mơ của Vũ Tất Thuận, hoàng tử Lê Duy Diêu đang từ thân phận tù nhân đã trở thành vυa của nhà Hậu Lê danh chính ngôn thuận.

Hoàng đế thiết triều (Hình minh họa)

Ông vua của nhiều kỷ lục

Lê Hiển Tông là người sống thọ nhất của nhà Hậu Lê (69 tuổi), ở ngôi lâu nhất (46 năm). Trong thời gian tại vị, ông chỉ sử dụng duy nhất một niên hiệu (Cảnh Hưng), trong khi trước và sau đó, các vuα khác rất hay đổi niên hiệu.

Thậm chí, niên hiệu Cảnh Hưng của vua còn được sử dụng ở những địa bàn do chúa Nguyễn chiếm đóng. Các văn bản hành chính vẫn dùng niên hiệu Cảnh Hưng. Sau khi Lê Hiển Tôпg qua.đời, niên hiệu này tiếp tục được sử dụng. Khi Gia Long lên ngôi năm 1802, niên hiệu Cảnh Hưng mới được thay thế.

Lê Hiển Tông

Trong thời gian này, Lê Hiển Tôпg đã cho phát hành tới 16 loại tiền, trở thành người phát hành nhiều loại tiền nhất trong số các vua chúa Đại Việt. Tất cả đều mang tên Cảnh Hưng.

Đó là Cảnh Hưng Thông Bảo, Cảnh Hưng Trung Bảo, Cảnh Hưng Chí Bảo, Cảnh Hưng Vĩnh Bảo, Cảnh Hưng Thái Bảo, Cảnh Hưng Cự Bảo, Cảnh Hưng Trọng Bảo, Cảnh Hưng Tuyền Bảo, Cảnh Hưng Thuận Bảo, Cảnh Hưng Chính Bảo, Cảnh Hưng Nội Bảo, Cảnh Hưng Dụng Bảo, Cảnh Hưng Lai Bảo, Cảnh Hưng Thận Bảo, Cảnh Hưng Ðại Bảo, Cảnh Hưng Ðại Tiền.

Lê Hiển Tông cũng là vị duy nhất có tới 3 con rể làm vuα, gồm Quang Trung -Nguyễn Huệ (lấy công chúa Ngọc Hân), Cảnh Thịnh của nhà Tây Sơn (lấy công chúa Ngọc Bình). Sau đó, Ngọc Bình lại kết duyên cùng vuα Gia Long của nhà Nguyễn.

Dưới thời Lê Hiển Tông, lần đầu tiên trong lịch sử, khoa cử nho học, các sĩ tử phải nộp lệ phí mới được tham dự thi Hương, gọi là tiền thông kinh vào năm 1750. Trong 46 năm trị vì của ông, triều đình cho mở 16 khoa thi, lấy đỗ 131 tiến sĩ. Ông trở thành người cho mở nhiều khoa thi nhất trong sử Việt.

Ngoài ra, Lê Hiển Tôпġ cũng là vị cho ban hành bộ luật tố tụng đầu tiên của nước ta. Năm Đinh Dậu (1777), bộ Quốc triều khám tụng điều lệ được ban hành, gồm những quy định về kiện tụng, quy định thẩm quyền các cấp xét xử, thời hạn xétxử, trình tự bắt người, điều.tra, khám xét…

Cổ quái tiên sinh

Ông thầy lạ kỳ. (Hình minh họa – Nguồn: art-vn)

Lúc bấy giờ có ba nhân vật là Võ Thế Giai, Hoàng Ngũ Phúc, Nguyễn Thế Trương tuy có tài nhưng không được sử dụng, bèn nhờ ông thầy đoán chữ để tìm minh chủ, từ đó mà trở thành gia khách của ông Trung công – cậu của chúa Trịnh Toàn Vương (Trịnh Giang) rồi cùng ông này phù giúp mẹ của chúa diệt hết đám hoạn quan lộng quyền, truất ngôi chúa của Trịnh Giang khi vị chúa này sức khỏe giảm sút, hoang dâm, tàn ác rồi lập em chúa là Trịnh Doanh – một người tài năng, đức độ lên kế vị ngôi chúa.

Theo nội dung Cổ quái bốc sư truyện thì vì phục tài ông thầy kia nên Trung công mới bảo Võ Thế Giai nhờ ông ta xem ai xứng đáng ở ngôi Thiên tử đồng thời cho biết mình đang giam giữ hoàng tử Lê Duy Diêu, con cả của Long Đức đế (tức Lê Thuần Tôпġ), nay để hoàng tử viết một chữ để xem có thể đảm đương được ngôi báu không.

“Thế Gia vâng theo, tới chỗ Hoàng tử bị giữ, nói rõ lý do rồi nhân có cuốn từ vựng ở đó, mở ra tìm được chữ Cảnh, bảo hoàng tử viết lại. Rồi mang chữ ấy đến hỏi thầy. Ông này đem dán ngay lên mái nhà, khấu đầu 5 lạy, miệng hô: Vạn tuế! Vạn tuế!.

Thế Giai vô cùng kinh ngạc hỏi:

– Tiên sinh sao mà biết được?

Ông trả lời:

– Mặt trời chiếu xuống kinh sư, chẳng phải ngôi Cửu ngũ còn là gì? Song chữ “Nhật” nhỏ mà chữ “Kinh” lớn, tuy được hưởng nước lâu, song quyền bính không khỏi chuyển vào tay kẻ dưới.

Thế Giai cúi đầu bái phục, đem lời ấy về báo lại với Trung công”.

Theo Hán tự, chữ “Cảnh” được ghép gồm 2 chữ, chữ “Nhật” (mặt trời) ở phía trên, phía dưới là chữ “Kinh” (kinh sư, kinh đô). Do đó ông thầy mới đoán là “Mặt trời chiếu xuống kinh sư”.

Mưu toan chuyện lớn. (Hình minh họa – Nguồn: nxbtre)

Sau khi đưa Trịnh Doanh lên ngôi chúa, vì có công tôn lập nên Võ Thế Giai được làm Hành Chưởng phủ, Nguyễn Thế Trương được coi giữ cấm binh, Hoàng Ngũ Phúc được ban tước. Những người này cùng với Trung công mật bàn với Quốc sư Thượng thư quận công Nguyễn Qúy Cảnh về việc cứu hoàng tử Lê Duy Diêu ra khỏi nġục để lập làm vuα. Sau khi bàn bạc xong, “Cảnh với Trung công vào trong nội thất, bảo rằng:

– Nên đem gạo thơm vào trong nội thất, nấu lấy 3 nồi đồng cháo, cho người trèo lên mái nhà nơi Hoàng tử đang bị giam, rải cháo lên mái ngói thành hình rồng uốn lượn. Đến sáng ra, Trung công vào trong phủ phục tội, tôi sẽ tương kế tựu kế.

Trung công làm theo, đem cháo rải trên mái nhà ấy rồi vào phủ, lột mũ ra tạ tội. Chúa triệu Qúy Cảnh vào hỏi can do. Cảnh nói:

– Đó là điềm bậc quân vương đấy. Trung công là bậc nhân thần, không liên can gì đến việc ấy. Xin vương thượng thân hành đến tận nơi để phân biệt thực hư.

Chúa lập tức tới nơi, thấy trên nóc nhà có hình rồng uốn khúc. Sai nội thị lên nóc nhà xem xét kỹ, thấy có mùi thơm. Qúy Cảnh gãi đầu thưa:

– Nước rãi rắn thì tanh. Còn nước rãi rồng thì thơm. Chỉ sợ nếu Trung công để xảy ra việc bất thường, tội ắt phải chém.

Trung công khấu đầu tạ lỗi. Chúa bảo tả hữu lui ra, đi thẳng vào nội thất xem xét, chỉ thấy có hoàng tử Long Đức đang bị xích ở đó, quân hầu không dám che giấu. Chúa ngoảnh nhìn người bị xích, hỏi Qúy Cảnh:

– Đây là ai vậy?

Cảnh vội bước lên lạy thưa:

– Quốc cữu thực không có tội. Đó là điềm Hoàng thái tử. Chỗ có rãi rồng chính là nơi giam giữ Hoàng tử mới có điềm rồng như vậy.

Minh vương [Trịnh Doanh] vội cung kính đến lạy trước người bị xích, rồi lập tức hạ lệnh tháo xích, mang sập đến mời Hoàng tử ngồi. Lại cùng Trung công, Qúy Cảnh dâng biểu, đại ý nói: Hoàng thượng hiện nay chỉ là chi thứ nối nghiệp. Nay Hoàng tử tuổi và đức đều cao. Bệ hạ nên nhàn hưởng tuổi trời, phó thác việc nước lại cho người khác để thỏa lòng mong mỏi của bàn dân thiên hạ.

Hoàng đế xem biểu, hồi tưởng lại điềm chữ “ý”, bèn theo lời tâu, truyền ngôi cho Hoàng thái tử, lui về cung Càn Thọ. Đình thần xin cải nguyên cho Hoàng đế mới, trước lấy chữ Cảnh, sau thêm chữ Hưng.

Ông thầy trước đây nghe thấy thế, nói riêng rằng:

– Chữ Hưng có cái điềm 46 năm. Song đầu chữ Hưng có cái dáng ba chữ Nhật, mặt trời đều bị xâm thực, ở giữa hơi cao, hai bên hơi thấp, hưởng lộc chỉ có 3 đời”.


Nhờ một chữ viết mà thoát khỏi nġụctù. (Hình minh họa)

Về việc thay đổi ngôi, chính sử cho biết tháng giêng năm Canh Thân (1740), mẹ Trịnh Giang bàn với một số đại thần đưa em Trịnh Giang là Trịnh Doanh lên thay ngôi chúa, tôn Trịnh Giang làm Thái thượng vương.

Thay anh ở ngôi chúa, Trịnh Doanh đã thực hiện một loạt các biện pháp nhằm khắc phục những sai lầm của thời Trịnh Giang cầm quyền. Khi đó Lê Ý Tông đã ở ngôi được gần 5 năm; “lúc bấy giờ trong nước nhiều biến cố, dân sinh hai lòng. Chúa Trịnh Doanh nghĩ rằng hoàng điệt Duy Diêu (cháu gọi bằng chú) là ngành trưởng đáng lên ngôi nên theo đúng phép tắc để lấp đường kẻ phản trắc. Bèn xin vua trả ngôi cho cháu trưởng để trong nước yên ổn. Vυα nghe theo, lấy ngày 21 Canh Thân truyền ngôi.

Tờ chiếu truyền ngôi có câu rằng: Nghĩa chốn biên cương còn có đứa ngu xuẩn, ngang ngạnh, muốn cho kinh kỳ được yên mà bờ cõi được yên lặng, xét lẽ chính đáng nên duy tôn dòng đích, cốt để trọng tông thống mà thống nhất nhân tâm”. Tờ chiếu ban xuống, dân tình vui mừng lắm. Ngày ấy Duy Diêu lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Cảnh Hưng, tôn là Thái thượng hoàng” (Đại Việt sử ký tục biên).

Chuyện Lê Ý Tông bị ép trả ngôi cho cháu còn liên quan đến một câu chuyện kỳ lạ, sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết: “Duy Diêu, râu rồng, mắt phượng, là con trưởng Thuần Tôпġ và là cháu nhà vua [Ý Tônġ Duy Thận]. Duy Diêu lấy địa vị người con trưởng, đáng được lập làm Vυα từ trước.

Nhưng vì chú ruột là Duy Mật dấy quân, nên Trịnh Giang truất đi, đã lâu vẫn bị giam cấm. Trịnh Doanh mật sai người dời Duy Diêu đến ở nhà Bính quận công Vũ Tất Thận. Trước đây, Tất Thận chưa biết việc này. Một đêm, nằm mộng thấy một người “kẻ cả” đến nhà, cờ quạt âm nhạc, hệt như nghi trượng thái bình thiên tử. Sáng hôm sau, thấy Duy Diêu đến. Tất Thận bèn đem việc này nói với Doanh. Doanh muốn nhờ vào phúc đức Duy Diêu, mới cùng các đại thần bàn định tôn lập làm Vυα và xin nhường ngôi cho Duy Diêu”.


Đoàn rước vua Lê

Niên hiệu chính là danh hiệu của một vị được đặt khi lên ngôi, sử dụng trong suốt thời gian cai trị hoặc trong giai đoạn nhất định mà vị đó cầm quyền, vừa để tính năm trị vì, vừa để thần dân trong nước gọi các ngài thay cho tên chính để tránh phạm húy.

Về nguyên tắc, niên hiệu được lựa chọn rất cẩn thận vì nó là danh hiệu của người đứng đầu quốc gia với quyền lực to lớn, do đó niên hiệu khi đọc nên nghe phải có ân vang và trong sáng, ý nghĩa gửi gắm những sự cầu ước, nói lên điềm lành và có sự gắn kết với triết lý vương quyền, thần linh; thí dụ như các chữ liên quan đến trời, đến biểu tượng đế vương như chữ Thiên, Càn, Long…

Duy Phan – 09/10/2020

Bài viết có tham khảo
Giai thoại kỳ thú về niên hiệu Cảnh Hưng của vua Hậu Lê: Nhờ 1 chữ mà thoát cảnh ngục tù
Cuộc đời ly kỳ của ông vua lên ngôi nhờ giấc mộng của người khác
Giai thoại kỳ thú về niên hiệu Cảnh Hưng của vua Hậu Lê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *