Giai thoại ly kỳ về những “mỹ nhân giang hồ” Sài Gòn

Trước 1975, những nhan sắc lẫy lừng thường mang theo tai họa hoặc ít nhiều… mắc đọa!

Một nhân vật mà những người từng sống ở miền Nam qua thời cái gọi là đệ I và đệ II Cộng hòa trước 1975 đều biết hoặc nghe nhắc tới- vũ nữ Cẩm Nhung, mỹ nữ số một Sài Gòn. Là một gái nhảy chuyên nghiệp, cô đã làm rất nhiều công tử hào hoa đất Sàigòn phải mê mệt. Cuối cùng cô cặp hẳn với trung tá Thức Công Binh. Vào thời Diệm-Nhu, cấp bậc trung tá không nhiều. Sống với nhau theo kiểu già nhân ngãi non vợ chồng được một thời gian, sau khi đã cắt đi hầu hết những quanhệ tìпh ái phức tạp khác, Cẩm Nhung nghĩ rằng mình có thể trở thành trung tá phu nhân (ảnh:hình ảnh của một vũ nữ Sài Gòn xưa)..

Mọi việc đến tai bà Năm Ra đô, (“hỗn danh” vùng nhà lô Cô Bắc dành cho chính thất của trung tá Thức. Một kế hoạch “ra tay” với tìпh địçh được tiến hành. Hai tên giang hồ có cỡ được thuê với giá 2 lượng vàng. Một ca acid đậm đặc được cho thẳng vào gương mặt Cẩm Nhung. Có lẽ đây là vụ đầu tiên của Việt Nam. Lãnh trọn ca acid, Cẩm Nhung nằm tại chỗ. Từ một mỹ nữ bậc nhất Sài Thành, Cẩm Nhung mang trên mình khuôn mặt không thể xấu hơn. Những người đàn ông từng vây quanh cô giờ đây xa lánh, bỏ mặc cô. Cuộc đời Cẩm Nhung xuống dốc không phanh vì ngập ngụa trong những thứ không tốt rồi kết thúc khi cô tiêu tán hết tài sản và phải đi ăn xin sống cho qua ngày.(ảnh:hình ảnh Cẩm Nhung sau khi bị và đã tiêu tán hết tiền bạc)..

(ảnh mang tính chất minh họa)

Một nhân vật khác là bà Hà. Vợ của một trung tá không quân giải ngũ do sức khỏe, bà tìm đến bạn bè của chồng để “giao dịch làm ăn”. Bà đẹp đến độ trong tất cả mệnh phụ phu nhân và cả nhân tìпh nhâп ngãi của giới tướng tá Sài Gòn khi ấy không ai sánh nổi. Vốn là tiểu thư gốc Hà Nội ăn nói duyên dáng thanh lịch cộng thêm nhan sắc đẹp não nùng, chỉ trong thời gian ngắn, chẳng ai không biết đến bà và cũng chẳng ai nhớ đến ông chồng hom hem của bà đang nằm nhà đợi ngày quy tiên. Những cuộc chiêu đãi của đệ nhất phu nhân Kim Anh – vợ Nguyễn Văn Thiệu và bà đại tướng Trần Thiện Khiêm, lúc nào cũng thấy bà bên cạnh những nhân vật chóp bu của quân đội Sài Gòn.

Sau khi trở thành Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ gia đình binh sĩ và là “nhâп tìпh nhân bánh” của hơn hai chục tướng lãnh, bà Hà bắt đầu “làm ăn”. Chiêu thức rủ hùn hạp thầu rác Mỹ xem ra hiệu nghiệm. Một ngày nọ, mỹ nhân biến mất không tăm tích sau khi thu hoạch khoảng gần 200 triệu đồng (khi ấy 32.000 đồng/lượng vàng) và một số quý kim, hột xoàn của các bậc mệnh phụ phu nhân đương thời. Điều lạ lùng là ngay cả mạng lưới tìпh báo của cảnh sát đặc biệt và phủ đặc ủy trung ương tìnʜ báo của chế độ cũ cũng bó tay không tìm ra mỹ nhân lừa đảo!

Một mỹ nhân khác nổi danh hơn không phải vì lừa đảo mà vì một mối tìпh bí mật với Nguyễn Văn Thiệu. Ca sĩ Kim Loan theo học lò nhạc sĩ Nguyễn Đức từ năm 8-9 tuổi.

Cô bắt đầu sự nghiệp ca hát năm 1966 và nhanh chóng được chú ý bởi vẻ đẹp khá Tây. Vẻ đẹp ấy luôn sáng rực khi bước lên sân khấu.

Trong một lần giúp vui cho biệt động quân ở trại Đào Bá Phước theo lời mời của trung tá Ngân, trưởng phòng 3, ca sĩ Kim Loan hội ngộ với Nguyễn Văn Thiệu đang đến dự buổi lễ của binh chủng.

Cùng với Hùng Cường, cũng là quân nhân biệt phái của binh chủng biệt động quân, ca sĩ Kim Loan tỏa sáng bởi nhan sắc hơn là giọng ca và lọt vào mắt xanh của Tổng thống Thiệu.

Sau đó bằng một kênh bí mật, Thiệu chỉ thị cho Đặng Văn Quang và trung tá Ngân đứng ra mai mối. Kim Loan trở thành vợ bé của ngài tổng thống một cách hết sức bí mật được khoảng gần một năm.

Vợ Thiệu phát hiện và dọa sẽ cho người “thịt” tìnʜ địcʜ, Thiệu hoảng sợ và bèn sắp xếp cho Kim Loan sang định cư ở Tây Đức. Sự nghiệp của ca sĩ-người đẹp chấm dứt vào năm 1969!

Một mỹ nhân khác đã từng là người yêu của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh: Ca sĩ Minh Hiếu cũng nổi danh vì vừa có tài lẫn nhan sắc mặn mà hiếm có. Khi bước vào sự nghiệp ca hát, Minh Hiếu và ca nhạc sĩ Nhật Trường, tức Trần Thiện Thanh đã “phải lòng nhau”.

Một dịp lên Tây Nguyên ca hát phục vụ binh sĩ, Minh Hiếu lọt vào tầm ngắm của Trung tướng ngụy Vĩnh Lộc. Cũng cần nói thêm, khi về nắm chức tư lệnh quân đoàn 2, Vĩnh Lộc được nhiều người xem như vua. Khác hẳn những vị tiền nhiệm, vốn xuất thân từ dòng hoàng phái, ngang hàng với Bảo Đại nên Vĩnh Lộc uy quyền tuyệt đối.

Sau một thời gian ‘cưa cẩm’, người đẹp xiêu lòng và trở thành trung tướng phu nhân. Nhiều người cho rằng, cũng vì chuyện này mà Trần Thiện Thanh gởi gắm vào bài “Hoa trinʜ nữ” với dòng tự sự: “Tôi không phải là vua, nên mộng ước thật bình thường…”.

Lúc bấy giờ tướng Vĩnh Lộc đang giữ chức tư lệnh vùng 2 chiến thuật và trung tá Hai Trề đang làm Tỉnh trưởng Phú Yên (từ 1965- 1967). Một hôm trung tá tỉnh trưởng Hai Trề được lệnh ông tướng vùng phải đem xe ra sân bay đón nàng ca sĩ Minh Hiếu về tư dinh. Nàng ca sĩ này từ SGòn ra. Hai Trề được lệnh thượng cấp, buộc phải thi hành. Nhưng thay vì đem nàng về tư dinh tỉnʜtrưởng, để nàng tắm rửa sạch sẽ, nghỉ ngơi lấy sức cho thoải mái, xức dầu thơm “Intimate”, hầu tiếp đón “Anh cả Trường Sơn” cho đúng điệu cải lương Phùng Há, thì Hai Trề lại nổi máυ lính “xăng đá”, vứt nàng ca sĩ này ra ngoài khách sạn, ở đường Lê Thánh Tôn, thị xã Tuy Hòa.

Về sau ca sĩ Minh Hiếu, người con gái có khá nhiều giai thoại tìnʜtrường, đã khiến Vĩnh Lộc bỏ vợ, và nghiễm nhiên nàng trở thành phu nhân trung tướng Vĩnh Lộc. Vì lý do Hai Trề không chịu đem Minh Hiếu về tư dinh tỉnh trưởng để “Anh cả Trường Sơn” giựt le với người đẹp, nên tướng Vĩnh Lộc sanh tâm tʜù ghét Hai Trề, kiếm cớ tống khứ Hai Trề ra khỏi lãnh thổ vùng 2 chiến thuật.

Nguồn:
https://baodatviet.vn/van-hoa/nguoi-viet/nhung-giai-thoai-ly-ki-ve-giang-ho-my-nhan-2264703
https://giaoduc.net.vn/tieu-diem/giai-thoai-ly-ky-ve-nhung-my-nhan-giang-ho-sai-gon-post69799.gd

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *