Đã tìm ra người sở hữu ô tô đầu tiên ở Việt Nam và những điều thú vị về “xe 4 bánh” xứ An Nam

Đầu thế kỷ 20, nền công nghiệp xe hơi mới trong giai đoạn bắt đầu phát triển. Thế nhưng một nước thuộc địa như Việt Nam lại xuất hiện rất nhiều ô tô.

Ai là người Việt Nam đầu tiên sở hữu ô tô?

Năm 1907, Sài Gòn là nơi đầu tiên có xe hơi. Tuy nhiên, chiếc xe đầu tiên ở xứ An Nam lại được sở hữu bởi một người Pháp.


Người Việt sở hữu ô tô đầu tiên là ông Châu Văn Tú

Người Việt Nam đầu tiên sở hữu một chiếc xe hơi là Châu Văn Tú, ông đã mua chiếc xe hơi thứ hai xuất xưởng tại Sài Gòn. Điều này thể hiện người Việt hoàn toàn có thể làm chủ những thứ tiên tiến, vốn chỉ thuộc về người Pháp.

Sau đó, một loạt các bậc tài phú Nam Kỳ sắm những chiếc xe hơi cho riêng mình, có người còn mua một lần 3 chiếc như ông Lê Phát Đạt, vốn là em ruột ông Lê Phát Đạt, biệt danh “Huyện Sĩ”, nổi tiếng vì sự giàu có khắp Nam Kỳ lục tỉnh.


Các nhà tài phú Việt cũng đua nhau sắm xe hơi ngay từ đầu thế kỷ 20

Miền Trung có xe hơi năm 1913, và người sắm xe trước nhất là ông Nguyễn Văn Đương ở Thanh Hóa. Cũng vào năm này, xe hơi xuất hiện ở miền Bắc, mà người sắm đầu tiên là doanh nhân nổi tiếng, “vua tàu thủy đất Bắc” – ông Bạch Thái Bưởi ở Hà Nội.

Số lượng ô tô tại Việt Nam đầu thế kỷ 20

Xe hơi đã trở nên thịnh hành ở Việt Nam từ thập niên 1920. Theo ước tính, mạпg lưới đường bộ đã mở rộng gấp 3 lần trong vòng 15 năm và dịch vụ xe buýt phát triển mạnh trong giai đoạn này.

Theo sách “Hoạt động công chính ở Đông Dương”, năm 1913, toàn Đông Dương có 350 xe ô tô loại nhỏ.


Xe hơi tại một đồn điền cao su ở Nam Kỳ, khoảng năm 1931.

Theo tư liệu từ trang Belle Indochine của Pháp, vào năm 1926, đã có tổng cộng 10.299 xe cơ giới được đăng ký trên toàn Đông Dương, gồm 5678 chiếc ở Nam Kỳ, 2866 chiếc ở Bắc Kỳ, 966 chiếc ở Trung Kỳ, 683 chiếc ở Campuchia và 106 chiếc ở Lào.


Xe tải trên đường từ Krong Pha (Ninh Thuận) đến Đà Lạt.

Các chủng loại xe được phân ra như sau: 7.479 xe ô tô con, 1.532 xe ô.tô cỡ lớn, 1288 xe gắn máy. Hầu hết những chiếc xe lớn được sử dụng cho giao thông công cộng.


Một điểm đón trả khách của xe buýt ở phố Clemenceau (nay là đường Trần Nhật Duật) Hà Nội năm 1928.

Với sự thịnh hành của việc du lịch bằng ô tô, dịch vụ xe buýt đã phát triển mạnh, góp phần kết nối hiệu quả các khu vực của Đông Dương.


Cảnh tượng nhộn nhịp ở bến xe Clemenceau.

Sự phát triển này thể hiện qua số liệu: Ở Nam Kỳ vào năm 1921 có 245 công ty giao thông công cộng, với 649 xe ô tô. Đến năm 1925, có số này tăng lên xấp xỉ gấp đôi, với 513 công ty và 1.075 xe ô.tô.


Xe khách ở Đà Nẵng.

Giá trị nhập khẩu của những chiếc ô tô cũng tăng chóng mặt. Nếu như vào năm 1915, tổng giá trị nhập khẩu vào Đông Dương chỉ đạt mức 1 triệu franc thì vào năm 1920, con số này là 33 triệu franc.


Garage xe hơi Bannier ở Sài Gòn, những năm 1930 (nay là khách sạn REX).

Năm 1921, giá trị nhập khẩu giảm xuống còn 13 triệu franc khi thuế nhập khẩu được hạ 50%. Vào năm 1927, chỉ riêng Nam Kỳ đã nhập khẩu 2.092 ô tô với trị giá 55 triệu franc.

Ở khắp nơi trên toàn cõi Đông Dương, sự phát triển của ô tô đã khiến doanh thu đường sắt suy giảm mạnh. Từ năm 1926, những người quản lý đường sắt đã ngăn chặn cuộc khủng hoảng bằng cách hạ thấp mức phí lưu thông trên quãng đường từ Bắc Kỳ tới Trung Kỳ.

Một hệ quả khác của sự phát triển giao thông đường bộ là chính quyền thuộc địa phải cải thiện mạпg lưới đường cao tốc của các vùng, thay thế những cây cầu gỗ cũ bằng cấu trúc bê tông cốt thép vững chắc, cho phép sự hoạt động của xe tải

Ảnh: bản đồ mạпg lưới đường bộ Đông Dương năm 1921.

Theo ước tính, mạпg lưới đường bộ ở Đông Dương đã mở rộng gấp 3 lần trong vòng 15 năm.

Duy Phan 21/10/2020

Bài viết được tham khảo:
Chùm ảnh: Những điều thú vị về xe hơi ở Việt Nam đầu thế kỷ 20
100 năm trước, Việt Nam có bao nhiêu xe hơi?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *