Châu Kỳ dành trọn tâm tư vào ca khúc “Trở về” để tưởng nhớ người mẹ đã mất

Nhạc sĩ Châu Kỳ là người con xứ Huế, nhưng vì công việc nên ông phải ra Bắc công tác. Năm 1944 khi trên đất Bắc ông hay tin quê hương ông bị bão lũ, lo lắng cho gia đình và nhất là mẹ già, ông đã trở về Huế, khi vừa đặt chân tới Huế thì ông nghe báo tin là mẹ ông đã ra đi trong trận lũ đó.

Trở lại Bắc mang bao nhiêu tâm trạng đaυ bυồn ông đã sáng tác bài hát “Trở về”,đây cũng là tác phẩm đầu tay của ông, bài hát được in phát hành năm 1946. Và đã được tái bản hơn mười lần.

Năm 1957 trong một lần lưu âm nhạc với Việt Nam nữ giáo sư âm nhạc người Pháp đã chọn ca khúc “Trở về” để mở đầu buổi giao lưu đó. Nhờ vậy ca khúc trở về không những được nổi tiếng trong nước mà còn vươn ra thế giới.

Về đây nhìn mây nước bơ vơ
Về đây nhìn cây lá xác xơ
Về đây mong tìm bóng chiều mơ
Mong tìm mái tranh chờ
Mong tìm thấy người xưa.

Về đây buồn trông cánh chim bay
Về đây buồn nghe gió heo may
Về đây đâu còn phút sum vầy
Đâu còn thắm niềm say
Lạnh lùng ngắm trời mây.

Nơi xưa, ôi giờ đây nát tan
Đò vắng không người sang
Thôn xóm trông điêu tàn

Xa xa, nghe tiếng chim kêu đàn
Nghe suối reo bên ngàn
Dường như oán như than!

Chiều nay buồn trông cánh chim bay
Chiều nay buồn nghe gió heo may
Chiều nay đâu còn phút sum vầy
Đâu còn thắm niềm say
Lạnh lùng ngắm trời mây.

Trên đường về nhà ông phải đi qua đò, nhưng khi vừa đến Huế thì sông nước mênh mông, đò cũng không còn để chở người qua sông, ông đành phải lội nước về nhà. ” Mây nước bơ vơ, cây lá xác xơ, tìm mái tranh trong dòng nước mênh mông, bóng dáng mẹ già nay còn đâu? Còn đâu những phút giây cả nhà quây quần sum vầy bên nhau, chỉ cọn lại cánh chim buồn bay trong gió heo may, lòng đaυ xót lạnh lùng ngắm trời mây.

Thôn xóm điêu tàn hoang phế, đò vắng không người sang, chim bay nháo nhác gọi bầy, tiếng suối reo thay cho lời than khóc. Năm nào cũng vậy dải đất Miền Trung chạy dọc theo bờ biển  đều phải hứng chịu những hậu quả do thiên tai gây ra. Biết bao nhiêu người đã phải bỏ mạng vì trận lũ để lại sự đaυ thương ɱấtɱác cho người ở lại. Nước đã nhấn chìm tất cả nhà cửa, hoa màu, tài sản bao năm làm lụng vất vả dành dụm giờ trôi theo dòng nước cuốn.

Nỗi đau xót của tác giả đã dồn hết vào ca khúc, đoạn cuối được lần nữa lặp lại, như nhắc nhớ những kỉ niệm năm nào, khoảnh khắc ngắm quê hương vào mỗi buổi chiều tà, đâυ đó khói bốc ra từ chái bếp do mẹ thổi cơm, còn đâυ nụ cười hiền từ của mẹ khi nhìn bầy con thơ chơi đùa ngoài sân nhà, còn đâu những đêm cả nhà quây quần bên mâm cơm tối vừa nghe ba mẹ kể lại chuyện ngày xưa.

Phù Sa

18/10/2020

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *