“Chuyện tình Lan và Điệp” lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết: mối duyên chưa thắm đã vội tàn

Người miền Nam đã quá quen thuộc với ca khúc “Chuyện tình Lan và Điệp”, được lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Cuốn tiểu thuyết được xuất bản năm 1933.

Nhà văn Nguyễn Công Hoan (1903-1977) sinh ra Hưng Yên. Ngay từ khi còn niên thiếu ông đã tích cực tham gia đóng góp cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam, là một trong những nhà văn tiên phong trong nền văn học hiện đại. Trong 50 năm qua ông đã để lại di sản văn học vô cùng quý giá với các thể loại : tiểu thuyết, truyện dài, truyện ngắn, bút kí, tiểu luận, hồi kí……

Nội dung cuốn tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” được tóm tắt sơ lượt như sau : Điệp là một chàng học trò nghèo ở tỉnh lẻ, còn Lan là con gái của một ông giáo làng. Hai người được hai bên gia đình hứa hôn, họ hết lòng yêu thương nhau, tình yêu của họ rất trong sáng. Ngày anh rời quê lên tỉnh trọ học cũng là lúc mối tình của họ bắt đầu sóng gió. Diệp do bị mắc mưu của quan Phủ, nên buộc phải cưới cô con gái của quan Phủ tên là Thúy Liễu. Chàng rất đau lòng khi phải phụ tình Lan. Ở quê nhà Lan biết tin Điệp đã thay lòng đổi dạ cưới người con gái khác, nàng vô cùng tuyệt vọng, ôm mối tình dang dở nương nhờ cửa Phật.

Vì không có tình yêu với Thúy Liễu, và cô ta cũng là người sống buông thả. Quá chán ngán cảnh hôn nhân không hạnh phúc Điệp đã li dị vợ. Chàng chuyên tâm học hành và sau này trở thành bác sĩ. Đã nhiều lần Điệp về quê có đến chùa thăm Lan nhưng đều bị nàng từ chối không gặp mặt.

Mười mấy năm sau, vì quá đau buồn, sầu muộn nên Lan đã lâm trọng bệnh, khi ấy Điệp mới được đưa nàng về chữa trị bệnh tình. Nhưng vì bệnh đã trở nặng vô phương cứu chữa, nàng đã lìa xa cõi trần để lại nỗi ray rứt trong lòng Điệp.

Ca khúc “Chuyện tình Lan và Điệp” được xuất bản năm 1965, gồm có 3 phần của tác giả Mạc Phong Linh và Mai Thiết Lĩnh,, đây chính là bút danh của nhóm Lê Minh Bằng. Tuy là kí tên chung nhưng thực ra người sáng tác chính vẫn là nhạc sĩ Anh Bằng, những người còn lại tham gia chỉnh sửa và lo việc xuất bản.

Ca khúc được cho là rất thành công khi xuất bản 10.000 bản mà bán chỉ trong 1 tuần là hết sạch, các đại lý còn yêu cầu tái bản, nhóm Lê Minh Bằng phải làm việc hết công suất, thức thâu đêm ở nhà in Tương Lai (đường Trần Hưng Đạo) để lo cho việc in ấn.

Trong tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” nhà văn Nguyễn Công Hoan đã đứng trên góc nhìn của Điệp, thì trong ca khúc “Chuyện tình Lan và Điệp” nhạc sĩ Anh Bằng lại đứng dưới góc nhìn của Lan. Cụ thể như ở phần 1 “Lần cuối gặp nhau Lan khẽ nói: Thương mãi nghe anh,em yêu anh chân tình, nếu duyên không thành,Điệp ơi! Lan cắt tóc quên đời vì anh” nghe sao mà thấy thương xót cho người con gái chung tình.

Lan gói niềm riêng tìm quên lãng ngày qua bên mái chùa.
Sớm chuông chiều kinh mặc thời gian dần trôi trong tái tê.
Nàng không sao xóa tình yêu xưa cũ dẫu cho con thuyền neo bến đường tu.
Lan không mong chờ nhưng Lan bây giờ mấy ai nào ngờ.

Những chiều phai nắng nàng thường ra ngồi bên gốc bồ đề.
Đem bao tâm sự gửi vào hư vô vì Lan cố tìm quên.
Nhưng một ngày kia nàng bắt bướm đặt kề bên cánh Lan.
Hoa cùng với bướm ép chung một trang sách chôn cùng một nấm mồ.

Ở phần 2 dù cho thân xác đã nương nhờ nơi cửa Phật nhưng Lan không thể nào quên được mối tình đầu sâu đậm đó nàng đã bắt con bướm (Điệp) đặt kề bên cánh hoa lan (Lan) ép vào trang sách và chôn chung một nấm mồ. Cuộc tình đã chết, chỉ thương cho phận gái lỡ làng.

Điệp ơi! Duyên lỡ làng rồi thôi đành chờ kiếp sau
Đừng đem ân tình thương nhớ đến đây chỉ thêm sầu.
Cánh cửa trần tu khép lại rồi mà chuông còn reo mãi.
Lan giận đời nên nàng cắt đứt dây chuông từ lưu luyến.

Đời Lan khác chi như một cành hoa xuân hương sắc sớm phai mau.
Một đêm gió mưa bên ngọn đèn quạnh hiu Lan đã trút linh hồn
Ngoài xa từng tiếng cú kêu sương ôi thê lương.
Gió than não nề trong màn đêm nghe đau thương.
Từng hồi chuông ngao ngán ngân dài như khóc than tiễn một linh hồn.

Trong phần 3, sau khi thành danh chàng về tìm lại nàng để nối lại lời hẹn ước. Nhưng Lan đã quyết tâm dứt bỏ mối tình này, không muốn vương vấn, nàng “cắt dây chuông” cũng chính là cắt đứt liên hệ với người tình cũ. Hương sắc người con gái nay đã phai tàn theo tháng năm, trong đêm mưa gió nàng đã lìa xa trần thế, trút bỏ mọi khổ đau mà cuộc đời đã ban cho nàng.

Phù Sa

11/11/2020

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *