Cuộc tình thánh thiện được đánh dấu trong ca khúc Biển Nhớ

“Biển nhớ” là bài hát kể lại những nỗi lòng của người con trai thương nhớ người yêu đã đi xa. Có giả thuyết là câu chuyện và nỗi lòng trong bài hát được lấy cảm hứng từ tâm trạng thật của tác giả Trịnh Công Sơn nhiều đêm ngồi trên bãi biển Quy Nhơn để nhớ về một cô gái tên là Bích Khê, theo đó, cụm từ Sơn Khê (nghĩa chung là núi và sông) cần viết hoa để tạo nghĩa riêng là Trịnh Công Sơn và Bích Khê.

Theo trang bách khoa toàn thư Wikipedia có viết :

Ngô Quang Cảnh – một đồng môn của Trịnh Công Sơn tại Trường Sư phạm Quy Nhơn có kể lại câu chuyện về Biển nhớ: “Hồi đó tôi còn trẻ lắm (19 tuổi) còn anh Sơn (23 tuổi). Có dịp là tôi bay về Huế với gia đình. Tôi không biết anh Sơn đã trầm tư bao đêm trên bãi biển Quy Nhơn để nhớ về người ấy, cô Tôn nữ đài các, quý phái ấy để cuối cùng kết tinh thành “Biển nhớ”, một tình khúc nổi tiếng trong suốt gần nửa thế kỷ qua. Tôi chân thành xin lỗi Bích Khê nghe, vì bài viết cần sự chính xác, không gian thật, người thật, việc thật nên đã đưa vào bài viết này hình ảnh của cô búp bê Nhật Bản xinh xắn, nhỏ nhắn, quý phái. Bích Khê ơi! Bạn còn đó không sau gần nửa thế kỷ bọn mình không gặp nhau? Bích Khê còn nhớ những lần anh Sơn và mình đến chơi, để được Khê cho hút những điếu Rugby thơm ngát lấy ra từ hộc bàn và cùng nhau xoa mạt chược? Mình nghĩ linh hồn anh Sơn linh thiêng chắc cũng có lần về thăm nơi ấy, căn nhà ở đầu đường Cường Để nhìn ra phi trường Quy Nhơn, nơi đã chứng kiến biết bao kỷ niệm vui buồn của anh Sơn, của Bích Khê. Hồi đó Khê cũng như mình hay về nhà khi có dịp để cho người nhớ, biển nhớ.

 

Sau khi “Biển nhớ” xuất bản mình hay ghẹo anh Sơn và hát:

“Ngày mai Khê đi, biển nhớ tên Khê gọi về … Trời cao níu bước Sơn Khê…” Khi in ấn, có lẽ nhà xuất bản sẽ in hai chữ Sơn Khê bằng chữ thường vì sơn là núi, khê là con suối nhỏ, hai danh từ chung mà, có gì phải viết hoa. Nhưng trong thâm tâm của anh Sơn, của Bích Khê của những người trong cuộc và là chứng nhân, đó phải là hai danh từ riêng và phải được trân trọng viết hoa để đánh dấu một “cuộc tình thánh thiện”. Hồi đó mình trẻ quá, non nớt quá, mình biết anh Sơn mến Khê lắm … nhưng bây giờ, sau gần nửa thế kỷ, hồi tưởng lại mình thấy tình cảm giữa anh Sơn và Khê là cái gì đó không có tên gọi nhưng nó còn cao cả trên cả tình yêu.”

Ngày mai em đi
Biển nhớ tên em gọi về
Gọi hồn liễu rũ lê thê
Gọi bờ cát trắng đêm khuya
Ngày mai em đi
Đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ
Sỏi đá trông em từng giờ
Nghe buồn nhịp chân bơ vơ
Ngày mai em đi
Biển nhớ em quay về nguồn
Gọi trùng dương gió ngập hồn
Bàn tay chắn gió mưa sang
Ngày mai em đi
Thành phố mắt đêm đèn mờ
Hồn lẻ nghiêng vai gọi buồn
Nghe ngoài biển động buồn hơn
Hôm nào em về
Bàn tay buông lối ngỏ
Đàn lên cung phím chờ
Sầu lên đây hoang vu
Ngày mai em đi
Biển nhớ tên em gọi về
Triều sương ướt đẫm cơn mê
Trời cao níu bước sơn khê
Ngày mai em đi
Cồn đá rêu phong rủ buồn
Đèn phố nghe mưa tủi hờn
Nghe ngoài trời giăng mây tuôn
Ngày mai em đi
Biển có bâng khuâng gọi thầm
Ngày mưa tháng nắng còn buồn
Bàn tay nghe ngóng tin sang
Ngày mai em đi
Thành phố mắt đêm đèn vàng
Nửa bóng xuân qua ngập ngừng
Nghe trời gió lộng mà thương
Ngày mai em đi
Biển nhớ tên em gọi về
Triều sương ướt đẫm cơn mê
Trời cao níu bước sơn khê
Ngày mai em đi
Cồn đá rêu phong rủ buồn
Đèn phố nghe mưa tủi hờn
Nghe ngoài trời giăng mây tuôn
Ngày mai em đi
Biển có bâng khuâng gọi thầm
Ngày mưa tháng nắng còn buồn
Bàn tay nghe ngóng tin sang
Ngày mai em đi
Thành phố mắt đêm đèn vàng
Nửa bóng xuân qua ngập ngừng
Nghe trời gió lộng mà thương

Ca từ da diết, giai điệu giản dị  nhưng sao lại làm cho người nghe dâng lên trong lòng cảm xúc khó tả. Gợi nên lòng thương nhớ bóng hình trong mộng. 23 tuổi, độ tuổi thanh xuân tràn đầy nhựa sống, tràn đầy tình yêu và khát vọng tuổi trẻ. “Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về” biển nhớ em hay chính tôi đang nhớ đến em? Trong cơn mộng mị nhạc sĩ đã không còn phân biệt nỗi nhớ của biển hay nỗi nhớ chính bản thân. Em đi để “đồi núi” đợi chờ “sỏi đá” ngón trông em từng giờ, chờ ngày em quay lại nơi đầy ắp kỉ niệm yêu đương. Bỗng bước chân cũng trở nên “bơ vơ”, lạc lõng khi thiếu đi hình bóng của em.

Khúc biến hóa ngôn từ “em đi” chuyển sang “em về” nhưng vẫn chung một nghĩa là phải chia xa, xa cách nhau “bàn tay buông” để cho “cung phím phải chờ”, sầu dâng lên trong lòng cảm thấy “hoang vu” lạnh lẽo. ” Nghe trời gió lộng mà thương” thương xót cho trời giông tố hay thương xót cho bản thân mình khi mất em. Em đi mang theo cuộc tình này để lại tôi với “cồn đá” phủ đầy rêu phong.

Cuộc đời vô thường không có gì là mãi mãi, có hợp có tan. Biển nhớ là một lời tự sự, tâm sự của nhạc sĩ khi tình yêu đang tràn đầy nhựa sống thì lại phải chia xa trong nỗi buồn khắc khoải. “Mới ngày hôm qua là như thế hôm nay đã khác rồi. Tình yêu tưởng vĩnh viễn ra đi mà không ra đi. Tình yêu vờ như ở lại mà không ở lại. Kể lại một chuyện tình thường khi là kể lại một cái gì đã mất. Nhưng cũng không hiếm những trái tim lạc hướng bỗng một hôm lại ngoạn mục quay về” trích lời Trịnh Công Sơn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *