“Linh hồn tượng đá” sự gặp gỡ tình cờ với 3 cô gái khi đang đi Vũng Tàu đổi gió đã làm nên 1 bản tình ca

Mấy ai biết tên tác giả của bài hát “Linh hồn tượng đá” Mai Bích Dung là tên ghép của 3 cô sinh viên mà nhóm Lê Minh Bằng gặp trên đường ra Vũng Tàu.

Vào một buổi sáng đẹp trời năm 1970 nhóm Lê Minh Bằng rủ nhau ra Vũng Tàu đổi khí trời. Trên đường đi nhóm nhạc sĩ này bắt gặp 3 cô gái đi bộ dưới trời nắng nóng ở Bãi Trước. Thấy thương cho 3 cô gái vừa đẹp mặc áo dài mà phải đi bộ tội nghiệp nên Minh Kỳ có nói với Anh Bằng dừng xe cho 3 cô gái đó lên xe đi chung.

Anh Bằng vốn tính nhút nhát nên từ chối là người xuống mời 3 cô ấy, đùn đẩy cho Lê Dinh nhưng Lê Dinh thì khác gì Anh Bằng đâu. Thấy vậy nên Minh Kỳ mới lãnh nhiệm vụ là người xuống xe mời các cô ấy lên xe  đi chung. Ngày ấy các cô thiếu nữ rất hay ngại ngùng khi tiếp xúc với các chàng trai.  Hai người ngồi trên xe thắc mắc Minh Kỳ đã nói gì với 3 cô ấy mà họ lại vui vẻ đồng ý lên xe người xa lạ.

Sau khi lên xe các cô tự giới thiệu tên lần lượt là Mai, Bích và Dung. Cả 3 người họ đều là sinh viên ở Sài Gòn. Lê Dinh có hỏi thăm sao giữa trưa mà các cô lại đi dưới trời nắng như vậy, 1 trong 3 cô trả lời đi tìm sứa biển để về làm thí nghiệm. Sau đó cả nhóm cùng đi ăn trưa ở Bãi Sau, ăn xong họ tiếp tục xuống biển bờ biển đi dạo tìm sứa. Chiều các anh chở 3 cô ra bến xe Vũng Tàu để về lại Sài Gòn.

Thực ra nhóm Lê Minh Bằng chỉ có Anh Bằng sáng tác là chính, và Anh Bằng cũng chính là người khởi xướng cảm hứng để viết bài “Linh hồn tượng đá”. Sau khi chia tay 3 cô gái, đêm về lại khách sạn ca khúc “Linh hồn tượng đá” đã được ra đời. Và lấy bút danh sáng tác là tên của 3 cô sinh viên ấy “Mai Bích Dung”.

Cuộc gặp gỡ tình cờ lại làm nên tác phẩm để đời của nhóm Lê Minh Bằng.
Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng
Ngồi bên nhau gọi tên nhau để rồi xa nhau
Em đã đến và đã đến như áng mây
Như cánh chim bay qua bầu trời
Ôi hình hài một vài giờ vui

Tôi muốn nói lên trọn lời êm đềm
Kề tai em bằng con tim một người yêu em
Trưa nắng cháy sợ gió núi xô sóng khơi
Tan vỡ mau nên tôi nghẹn lời
Ôm cuộc đời vạn phần lẻ loi

Em ơi, em ơi thời gian gần gũi
Nào được bao nhiêu
Mà khi rời gót lòng đầy cô liêu
Nên xa em rồi tôi nhớ em đời

Em ơi, em ơi thà không gặp gỡ
Thà đừng quen nhau
Đừng cho hình bóng, đừng nhìn nhau lâu
Tôi không ôm ấp kỷ niệm đớn đau

Tôi đứng đó như hình một pho tượng
Chờ ai đây đợi ai đây và tìm ai đây
Nghe nuối tiếc gào thét giữa muôn sóng khơi
Nghe trái tim rung lên bồi hồi
Mong gì gặp lại lần thứ hai

“Tình cờ quen nàng” “thời gian gần gũi nào được bao nhiêu” có lẽ bài hát cũng phần nào nói đến tâm tư của 1 người trong số họ có để ý đến 1 trong 3 cô gái đó nên mới khơi gợi được niềm cảm xúc chân thật đến như vậy. “Thà không gặp gỡ, đừng nhìn nhau lâu, tôi không ôm ấp kỉ niệm đớn đau”, thời gian gặp nhau rất ngắn ngủi, chỉ đi chung với nhau 1 đoạn đường, ăn chung với nhau 1 bữa cơm trưa mà hình bóng ấy đã làm xao xuyến trái tim người nhạc sĩ. Để rồi anh chỉ biết đặt tình cảm ấy vào lời ca tiếng hát thổ lộ tâm tình này.

Sau khi chỉnh sửa, thêm bớt bởi những người bạn trong nhóm thì cuối cùng ca khúc cũng hoàn chỉnh. Ngay khi về lại Sài Gòn, nhóm Lê Minh Bằng đã tiến hành cho in ngay để xuất bản. Ngay sau khi ca khúc “Linh hồn tượng đá” được in ra cả 3 chàng trai kí tên lên 3 bản nhạc, nhạc sĩ Anh Bằng trực tiếp đến trường của 3 cô gái ấy để tặng.

Phù Sa

19/11/2020

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *